CELLCHAIN LIPITRIX

Bệnh mỡ máu (máu nhiễm mỡ) là bệnh thường gặp ở người thừa cân và người trung niên. Dấu hiệu để nhận biết mỡ máu cao có thể kể đến như: Sưng và tê chân tay, hôi miệng, thường xuyên chóng mặt và đau đầu,… Để biết mình có đang bị mỡ máu cao hay không, cùng Stella tìm hiểu 10 dấu hiệu của bệnh trong bài sau đây!

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu. Người được coi là máu nhiễm mỡ khi có các chỉ số thành phần trong máu vượt quá ngưỡng an toàn như sau:

bang-1

Nếu không được chữa trị kịp thời, mỡ máu cao sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong mạch. Từ đó, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,…

Mỡ máu cao ảnh hưởng đến lưu thông máu trong mạch

Mỡ máu cao ảnh hưởng đến lưu thông máu trong mạch 

2. 10 biểu hiện của người bị mỡ máu cao

Khi mới bị máu nhiễm mỡ người bệnh khó phát hiện vì bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn một số biểu hiện dễ nhận biết như:

2.1. Sưng và tê chân tay

Khi lượng mỡ máu trong cơ thể tăng cao, chúng sẽ bám vào các thành động mạch và hình thành các mảng xơ vữa. Điều này làm cản trở việc máu lưu thông đến chân, tay, gây đau nhức, sưng tấy các khớp ngón chân, ngón tay rã rời. Bên cạnh đó, việc thiếu máu đến các chi cũng khiến chân tay dễ bị tê cứng và lạnh hơn.

Mạch máu ở chân bị tắc nghẽn gây sưng và gây cảm giác tê ở lòng bàn chân

Mạch máu ở chân bị tắc nghẽn gây sưng và gây cảm giác tê ở lòng bàn chân

2.2. Hôi miệng

Đây là biểu hiện rất phổ biến ở người mỡ máu cao. Nguyên nhân là do các mỡ máu dư thừa tích tụ trên đường tiêu hoá, chèn ép chuyển hoá vật chất gây khó tiêu, tiêu hoá chậm. Người bệnh sẽ thường xuyên ợ hơi, khô miệng và mùi hôi khó chịu trong miệng.

2.3. Ăn uống khó tiêu

Do chất béo dư thừa trong máu và gan ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chuyển hóa các chất bị trì trệ. Bản thân người bệnh cũng cảm thấy không muốn ăn những thực phẩm nhiều chất béo như thịt cá nhiều mỡ, đồ chiên rán…  

2.4. Đau ngực

Cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ có biểu hiện như khó chịu vùng ngực, ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Nguyên nhân do mỡ trong máu bám vào thành mạch máu đặc biệt là ở gần tim, làm hạn chế lượng máu đến nuôi tim. Những cơn đau này thường không xảy ra thường xuyên, diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh. Vì vậy nếu thường xuyên có biểu hiện này hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim nguy hiểm

Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim nguy hiểm 

2.5. Chóng mặt và đau đầu

Khi cholesterol tích tụ trong các động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch làm cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, gây thiếu oxy cho não dẫn đến chóng mặt, đau đầu. Lâu dần các mảng xơ vữa có thể gây tắc mạch máu đến não gây thiếu máu não cục bộ dẫn đến đột quỵ.

2.6. Vấn đề về thị lực

Tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não kéo dài gây chết các mô não. Lúc này các cơn tai biến mạch máu não sẽ xuất hiện, kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng như: Mất thị lực đột ngột. Nếu động mạch võng mạc trung tâm bị tắc nghẽn, có thể dẫn tới mù đột ngột ở 1 hoặc cả 2 mắt.

2.7. Táo bón

Sự tích tụ nhiều chất béo ở thành mạch làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đặc biệt nhu động ruột giảm dẫn đến táo bón. Ăn uống không tiêu làm cho tích lũy chất trong cơ thể cũng dẫn đến táo bón ở người bệnh bị mỡ máu cao.  

2.8. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Mỡ máu cao gây hẹp lòng mạch làm máu lưu thông đến các cơ quan không đủ, gây  thiếu máu. Biểu hiện bất thường khi thiếu máu là: Mệt mỏi, choáng, hoa mắt, đau đầu, vã mồ hôi tự nhiên. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, lâu dần gây suy nhược cơ thể. 

2.9. Vấn đề về da

Các vấn đề về da hay gặp khi bị mỡ máu cao như: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, mí mắt, khuỷu tay, lưng, ngực,… Các nốt có thể to bằng đầu ngón tay và không có cảm giác đau, ngứa.

U vàng hay u mí mắt là tình trạng lắng đọng mô mỡ dưới da, báo hiệu trước tình trạng mỡ máu cao

U vàng hay u mí mắt là tình trạng lắng đọng mô mỡ dưới da, báo hiệu trước tình trạng mỡ máu cao

2.10. Dị ứng thực phẩm

Khi thừa thành phần mỡ trong máu, cơ thể sẽ phản ứng lại “chống lại” những đồ ăn có nhiều chất béo như: Thịt mỡ, đồ chiên rán. Vì vậy cơ thể có những biểu hiện như nôn, buồn nôn, mề đay, mẩn ngứa… khi ăn các loại thực phẩm kể trên.

Do máu nhiễm mỡ không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu, nên cần kiểm tra định kỳ sức khỏe để có thể để phát hiện sớm. Hoặc bạn đã có một số dấu hiệu trên thì có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra mỡ máu của mình, để có kết quả chính xác nhất.

3. Những người có nguy cơ cao bị mỡ máu cao 

Vẫn có nhận định người bị mỡ máu cao thường thuộc lứa tuổi trung niên, người thừa cân. Nhưng với lối sống thiếu lành mạnh như hiện nay việc trẻ hóa người bệnh là rất nhiều. Dưới đây là  những người có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ:

1 – Người bị béo phì: Người bị béo phì có nguy cơ cao bị mỡ máu cao hơn người bình thường do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao, trong khi hàm lượng cholesterol tốt trong máu thấp.

Người thừa cân trong thời gian dài có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao

Người thừa cân trong thời gian dài có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao

2- Người ít vận động ví dụ như: làm việc văn phòng ngồi một chỗ nhiều, ít tập thể dục,… khiến cho nồng độ cholesterol xấu tăng cao dẫn đến mỡ máu.

3 – Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá: Đây là những người có chức năng gan kém. Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và vận chuyển cholesterol trong cơ thể.

4 – Yếu tố di truyền: người có cha mẹ, anh chị hay ông bà có cholesterol cao, có khả năng bị bệnh tương tự. Lý do có thể là các gen có chức năng chuyển hóa mỡ trong cơ thể của cha, mẹ bị đột biến, và được truyền lại cho con. Vì vậy bệnh máu nhiễm mỡ có tính gia đình 

5 – Người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp cũng là yếu tố cao mắc máu nhiễm mỡ.  Những bệnh này thường đi kèm với các rối loạn chuyển hóa lipid, protid, là các chuyển hóa chính của cholesterol.

Nếu thấy bản thân nằm trong các trường hợp trên và có dấu hiệu của mỡ nhiễm máu, bạn có thể đang bị máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng và điều trị nếu phát hiện sớm để có sức khỏe tốt hơn.

4. Cần làm gì khi có triệu chứng mỡ trong máu cao?

Khi phát hiện mình có dấu hiệu của mỡ máu cao, bạn đừng quá lo lắng. Hãy đi đến bệnh viện để xét nghiệm mỡ máu, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, kết hợp với việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa mỡ máu. Nếu thực hiện đúng cách, bệnh mỡ máu của bạn sẽ ổn định sau khoảng 2 – 3 tháng. 

4.1. Đi khám bác sĩ để xét nghiệm mỡ máu

Nếu bạn có đủ 5 biểu hiện dưới đây, bạn nên đến bác sĩ vì rất có thể bạn đang bị mỡ máu cao: 

  • Sưng, tê bị chân tay
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi suy nhược cơ thể
  • Suy giảm thị lực

Bác sĩ sẽ giúp bạn xét nghiệm mỡ máu để biết chính xác mình có bị mỡ máu cao hay không. Từ đó tư vấn cho bạn cách để điều trị/phòng tránh bệnh.

4.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Một trong những cách khi có các dấu hiệu của mỡ máu cao là thay đổi chế độ ăn uống để lành mạch hơn, giảm nguy cơ bệnh tiến triển xấu đi.

bang-2

 

Thực phẩm chứa chất xơ là một trong những thực phẩm nên ăn khi bị mỡ máu cao

Thực phẩm chứa chất xơ là một trong những thực phẩm nên ăn khi bị mỡ máu cao

bang-3

4.3. Tăng cường tập thể dục 

Theo lời khuyên của các chuyên gia nên tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ ngày. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ hay tập một môn thể thao yêu thích. Tăng cường tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, tiêu hao lượng mỡ thừa, phòng tránh bệnh béo phì. 

Chạy bộ thường xuyên là cách rèn luyện sức khỏe vật chất và tinh thần của tuổi trung niên

Chạy bộ thường xuyên là cách rèn luyện sức khỏe vật chất và tinh thần của tuổi trung niên

 4.4. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa mỡ máu

Ngoài ra bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng điều trị mỡ máu cao, có trong các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Lipitrix.

Với thành phần: hoa hòe, lá muồng trâu, thân rễ nghệ và rễ cây ngưu tất. Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe Lipitrix giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mỡ máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: http://www.lipitrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33