5 cách giảm mỡ máu Triglycerid đơn giản, dùng ngay tại nhà
Khi bị mỡ máu cao, bạn nên làm gì? Liệu uống thuốc có phải là cách giảm mỡ máu Triglycerid. Tham khảo bài viết sau để biết cách giảm Triglycerid đơn giản, hiệu quả tại nhà.
1. Cách 1: Thay đổi chế độ ăn
Triglycerid là sản phẩm chuyển hóa của thức ăn. Vì vậy, việc thay đổi trong chế độ ăn có thể giảm bớt lượng Triglycerid trong máu, tránh các bệnh tim mạch cho người mỡ máu cao.
Có thể kể đến một số thực phẩm nên ăn và nên tránh để bạn có thể tham khảo dưới đây.
1.1. Những thực phẩm nên ăn
Các chuyên gia khuyên dùng một số thực phẩm tốt cho bệnh mỡ máu như: Các loại đỗ đậu, thực phẩm giàu omega 3 và 6, bột yến mạch, rau xanh, hoa quả tươi.
1.1.1. Các loại đỗ đậu
Tất cả các loại đậu đều giàu protein thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy protein thực vật có khả năng giúp hạ nồng độ triglyceride, giảm hạ huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một số loại đậu có hàm lượng protein cao như:
- Đậu nành
- Đậu xanh
- Đậu lăng…
- Các sản phẩm chế biến từ đậu như: đậu phụ, sữa đậu nành, đậu tương…
Các loại đậu và đỗ có tác dụng hạ Triglycerid trong máu
1.1.2. Thực phẩm chứa Omega – 3 và 6
Omega – 3 và 6 là các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Các axit béo Omega 3 và 6 làm hạn chế tăng lên của chất béo trung tính (Triglycerid). Vì vậy, giảm nguy cơ các bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 và 6 có thể bạn chưa biết như:
- Các loại cá: Cá hồi, Cá thu, Cá ngừ, Cá tầm…
- Các loại hạt: Óc chó, Đậu nành, Hạt lanh, Hạt chia…
Cá hồi là một trong những loại cá giàu Omega 3 nhất
Hạt lanh là những hạt nhỏ màu nâu hoặc vàng chứa nhiều omega 3
1.1.3. Bột ngũ cốc yến mạch
Yến mạch là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ cao trong đó có chất xơ hoà tan. Chất xơ này giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Đối với người có nồng độ Triglycerid máu cao thì sử dụng 56 – 150g yến mạch nguyên chất như: cám yến mạch, bột yến mạch, yến mạch cán dẹt, yến mạch ăn liền… hàng ngày.
Yến mạch cán dẹt thực phẩm thay thế hàng ngày
1.1.4. Rau xanh
Rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể giúp đào thải các chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể. Rau xanh thường gặp trong bữa ăn hàng ngày, tạo thói quen ăn uống dễ dàng. Rau xanh có thể kể đến rất nhiều, một số loại rau xanh tiêu biểu giúp giảm mỡ máu như: Súp lơ xanh, Cần tây, Măng tây, Cải xoăn, Rau bina, Các loại thảo mộc: tỏi, gừng, húng quế, ngò…
1.1.5. Hoa quả tươi
Hoa quả cũng giống như rau xanh đều có tác dụng giảm Triglycerid, bằng cách loại bỏ các chất béo xấu và tăng cường chất béo tốt. Nhiều loại hoa quả có tác dụng này nhưng nổi trội hơn cả có: Táo, chuối, trái cây có múi (chanh, cam, bưởi, quýt,…), cà chua, bơ, Protein thực vật,…
Trên đây là các thực phẩm nên thêm hoặc sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn. Có thực phẩm nên ăn cũng có thực phẩm nên tránh mọi người lưu ý khi sử dụng.
1.2. Những thực phẩm nên tránh
Một số thực phẩm nên tránh khi bị mỡ máu cao: Thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều chất béo trans (chất béo xấu).
1.2.1. Thực phẩm chứa nhiều đường
Nạp nhiều đường vào cơ thể làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao. Do đường chuyển hóa thành chất béo trung tính (Triglycerid), nếu ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa chất béo này trong máu, gây ra các bệnh tim mạch.
Một số nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ hơn 25% calo đường, thì có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch hơn là những người tiêu thụ dưới 10% calo. Vì vậy, nếu mắc mỡ máu cao ít sử dụng hoặc hạn chế các thực phẩm có nhiều đường.
Các sản phẩm có lượng đường cao như: Nước ngọt, Bánh kẹo làm từ đường hóa học, Siro làm từ đường,…
Bánh kẹo – thực phẩm chứa hàm lượng đường cao không tốt cho sức khỏe
1.2.2. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Tinh bột khi chuyển hóa vào cơ thể sẽ tạo thành đường, chuyển hóa tiếp thành các glucose đem đến năng lượng hoạt động cho toàn bộ cơ thể. Ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ tạo ra dư thừa glucose, dẫn tới tích lũy nhiều trong gan và các tế bào mỡ. Gây gan nhiễm mỡ, béo phì, ảnh hưởng tới quá trình giảm mỡ máu của bạn.
Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Gạo (63,6% tinh bột), Bánh mì, Bánh quy, Mì ăn liền, Ngô,…
1.2.3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo trans (chất béo xấu)
Giống như đường, thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu chuyển hóa thành Triglycerid dự trữ nhiều trong tế bào mỡ. Vậy ăn chế độ ít chất béo trans có thể giảm đáng kể chất béo trung tính trong máu.
Ví dụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo trans nên tránh là:
- Các loại bánh kẹo: bánh ngọt, bánh gato, bánh nướng…
- Các loại đồ ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên
- Đồ ăn chiên hoặc rán nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn chế biến sẵn: Snack, mì ăn liền…
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Cùng với việc ăn uống lành mạnh thì thay đổi chế độ sinh hoạt là điều thiết yếu để có sức khỏe tốt nhất. Để giảm mỡ máu Triglycerid hiệu quả, bạn cần:
2.1. Chia nhỏ các bữa ăn
Làm thế nào để chia nhỏ bữa ăn? Thay vì ăn 3 bữa trong một ngày thì chúng ta có thể chia nhỏ lên làm 4 hoặc 5 bữa một ngày: bữa sáng, bữa giữa buổi, bữa trưa, bữa chiều và bữa tối sớm.
Lợi ích của việc làm này là tăng khả năng trao đổi chất và giảm mỡ cho cơ thể. Giảm ham muốn thèm ăn của bạn dẫn đến bạn sẽ ít ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao để bù vào năng lượng thiếu. Chia nhỏ bữa ăn bằng những bữa ăn phụ như hoa quả tươi, nước ép hoa quả, rau xanh, các loại hạt ngũ cốc… góp phần giảm mỡ máu.
2.2. Thường xuyên theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng giúp bản thân bạn biết được mình đã đi đúng cách hay chưa, đã áp dụng được các lời khuyên của chuyên gia cho bạn hay chưa. Cũng là cách bạn cảm thấy hạnh phúc khi giảm cân hay quyết tâm khi bị tăng cân. Quyết tâm duy trì thói quen tốt cho sức khỏe của bạn.
2.3. Tăng cường tập thể dục
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn giảm mỡ máu và giảm cân. Nhưng đừng để quá sức mà hãy tập luyện điều độ. Bạn có thể lựa chọn một số hình thức luyện tập sau:
- Đi bộ ngắn hoặc dài
- Chạy bộ
- Đạp xe đạp
- Hoặc tập một môn thể thao yêu thích.
Không chỉ đốt cháy mỡ thừa mà còn giúp tinh thần thoải mái, giảm stress – nguyên nhân thúc đẩy mỡ máu cao.
2.4. Ngủ đủ giấc
Theo các chuyên gia một ngày nên ngủ từ 6 – 8 tiếng một ngày. Việc ngủ ít hơn khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ quan không đủ thời gian nghỉ ngơi dẫn đến hoạt động kém đi. Tình trạng kéo dài làm tăng nguy cơ các bệnh đái tháo đường typ 2, mỡ máu cao, bệnh tim mạch…
Hãy ngủ đủ giấc là điều tốt cho sức khỏe của bạn.
2.5. Từ bỏ thuốc lá, rượu, bia
Nếu bạn đang hút thuốc lá, hay sử dụng rượu bia, thì việc bỏ chúng sẽ giúp cải thiện chỉ số cholesterol – HDL, chất béo tốt và cân bằng lại chỉ số Triglycerid, chất béo xấu trong cơ thể.
Từ bỏ thuốc lá, rượu, bia làm giảm nguy cơ các bệnh về phổi, gan, tim mạch… giảm tỷ lệ tử vong cho người mắc mỡ máu cao.
Muốn yêu thương bản thân mình thì bạn hãy tạo ra những thói quen tốt đẹp.
3. Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu triglycerid
Hỗ trợ giảm mỡ máu Triglycerid bằng thảo dược đã được áp dụng từ lâu trong cuộc sống chúng ta. Cùng tham khảo các thảo dược sau để có thể biết và sử dụng đúng cách giúp hạn chế mỡ máu cao.
3.1. Lá sen
Ngoài tác dụng chữa trị các bệnh: say nắng, cảm nắng, đau bụng,.. Lá sen còn có chứa nhiều các chất polyphenol và flavonoid có tác dụng giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch.
Cách dùng đơn giản là đun sôi một ít lá sen đã phơi khô, chắt lấy nước và uống hàng ngày.
3.2. Tỏi đen
Các nghiên cứu y khoa cho thấy tinh chất chiết xuất của tỏi đặc biệt là tỏi đen (tỏi đã lên men) có tác dụng giảm lipid toàn phần, phospholipid và triglycerid trong huyết thanh và gan.
3.3. Chè vằng
Các hoạt chất trong chè vằng giúp kích thích chuyển hóa, tiêu hao mỡ trong máu và tế bào. Ngoài ra chè vằng có khả năng ngăn ngừa oxy hóa làm bền thành mạch giúp giảm xơ vữa động mạch – biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu cao.
Cách sử dụng chè vằng đơn giản là đun sôi 20- 30g lá chè vằng khô. Đun đến khi nước chuyển sang màu vàng sẫm là có thể sử dụng được.
3.4. Sơn tra
Hoạt chất chính trong sơn tra là Polyphenol có tác dụng giảm mỡ máu và kiểm soát mỡ máu. Bên cạnh đó sơn tra còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, tăng huyết áp – các biến chứng của bệnh mỡ máu cao.
Có nhiều cách kết hợp sơn tra để giảm mỡ máu như
- Sơn tra, gạo tẻ, đường trắng
- Sơn tra, lá sen
- Sơn tra, trà mạn, hoa hòe
- Sơn tra, cúc hoa, thảo quyết minh…
4. Sử dụng thuốc làm giảm mỡ máu triglycerid
Trong điều trị, y học hiện đại cũng đã có những nhóm thuốc giúp giảm mỡ máu như:
4.1. Nhóm thuốc Fibrate:
Các thuốc tiêu biểu trong nhóm:
- Gemfibrozil
- Fenofibrate
- Bezafibrate
- Ciprofibrate
Tác dụng phụ:
- Tăng men gan
- Rối loạn về máu
- Các bệnh về cơ: yếu cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân
4.2. Nhóm Statin
Các thuốc tiêu biểu trong nhóm:
- Pravastatin
- Simvastatin
- Atorvastatin
- Rosuvastatin
- Fluvastatin
Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, nôn và buồn nôn
- Thần kinh: đau đầu, nhìn mờ, chóng mặt
- Xương khớp: đau cơ, đau khớp.
5. Lipitrix – Cách giảm mỡ máu triglycerid an toàn từ thảo dược
Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol máu và ngăn ngừa cơ xơ vữa động mạch
Với thành phần là các thảo dược như: Hoa hòe, lá muồng trâu, thân rễ nghệ và rễ cây ngưu tất. Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe Lipitrix giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mỡ máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: http://www.lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào