CELLCHAIN LIPITRIX

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh tim. Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là kết hợp các loại thuốc phù hợp với một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói rằng thêm một số loại thảo mộc và gia vị vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp giảm mức huyết áp, bao gồm húng quế, mùi tây, tỏi và quế, đặc biệt là gừng.

1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp cao

Tăng huyết áp thường bao gồm một trong những điều sau:

  • Huyết áp tâm thu cao hơn 130 mmHg
  • Huyết áp tâm trương trên 80 mmHg
  • Cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều cao hơn mức cho phép
  • Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, suy tim hoặc đau tim. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển. Ngoài ra, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Ăn gừng có làm tăng huyết áp không?

Gừng là một loại thực phẩm đa năng có thể dễ dàng kết hợp vào nhiều công thức nấu ăn. Ngoài ra, gừng còn được coi là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả.

Từ lâu, người ta đã sử dụng gừng để cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, bao gồm cả mức cholesterol, lưu thông máu và huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng ăn gừng có thể làm giảm mức huyết áp theo một số cách. Gừng là một chất chẹn kênh canxi tự nhiên và chất ức chế ACE. Đồng thời, cả thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển đều được sử dụng để điều trị tăng huyết áp.

Một nghiên cứu trên 4.000 người cho thấy những người tiêu thụ nhiều gừng nhất (2 đến 4 gam mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp nhất.

Tuy nhiên, đối với những người cao huyết áp thì không nên dùng gừng hoặc uống trà gừng khi huyết áp cao, vì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt khi uống trà gừng nóng sẽ làm giãn mạch, thậm chí gây vỡ mạch ở bệnh nhân cao huyết áp. Lúc này, trà gừng được coi là chất kích thích làm tăng huyết áp, có thể gây vỡ động mạch và nguy cơ đột quỵ rất nguy hiểm.

Từ lâu, người ta đã sử dụng gừng để cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, bao gồm cả mức cholesterol, lưu thông máu và huyết áp.

Từ lâu, người ta đã sử dụng gừng để cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, bao gồm cả mức cholesterol, lưu thông máu và huyết áp.

3. Một số lợi ích sức khỏe của gừng

Trong nhiều thế kỷ, gừng đã được sử dụng trong nhiều hình thức y học cổ truyền. Nó được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường, và giảm cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.

Gừng có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên được gọi là gingerol, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, gừng cũng có thể giảm buồn nôn hiệu quả ở những người vừa trải qua một số loại phẫu thuật, hóa trị hoặc ốm nghén khi mang thai.

Ngoài ra, gừng còn là thực phẩm giúp giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả. Uống nước gừng trong thời gian dài sẽ tạo cảm giác no lâu, ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Để kiểm soát cân nặng, bạn có thể uống một lượng trà gừng nhất định mỗi ngày.

4. Các loại thảo mộc khác giúp giảm huyết áp cao

Ngoài gừng, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo mộc sau để kiểm soát huyết áp, bao gồm:

Húng quế

Đây là một loại thảo mộc có mùi vị rất đa dạng. Nó được sử dụng rộng rãi trong y học thay thế vì rất giàu các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Húng quế chứa nhiều eugenol, đây là chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng eugenol có thể làm giảm mức huyết áp vì nó là một chất chẹn kênh canxi tự nhiên. Nói chung, thuốc chẹn kênh canxi giúp ngăn canxi xâm nhập vào tim và các tế bào động mạch, đồng thời giúp thư giãn các mạch máu. Một số thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy chiết xuất húng quế ngọt có tác dụng làm giãn mạch máu và làm loãng máu, từ đó kiểm soát mức huyết áp của cơ thể.

Húng quế chứa nhiều eugenol, đây là chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Húng quế chứa nhiều eugenol, đây là chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Ngò tây

Đây là một loại thảo mộc thường được sử dụng trong ẩm thực Âu, Mỹ và Trung Đông. Mùi tây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và có các chất dinh dưỡng ấn tượng.

Mùi tây có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, bao gồm vitamin C và carotenoid, giúp giảm mức huyết áp trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa carotenoid có thể làm giảm huyết áp và mức cholesterol xấu (LDL) một cách hiệu quả, vốn là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Các thí nghiệm trên động vật cũng đã phát hiện ra rằng dùng rau mùi tây có thể hoạt động như một chất chẹn kênh canxi, thư giãn và làm giãn mạch máu, đồng thời giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Ngò tây  có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin C và carotenoid, giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể

Ngò tây có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin C và carotenoid, giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể

Cỏ xạ hương

Nó cũng là một loại thảo mộc có hương vị độc đáo và chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe như axit rosmarinic. Hợp chất này có thể làm giảm hiệu quả chứng viêm và lượng đường trong máu, cũng như tăng lưu lượng máu. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm huyết áp cao bằng cách ức chế ACE.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng uống chiết xuất cỏ xạ hương có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, chất béo trung tính và huyết áp cao.

Quế

Nó là một loại gia vị thơm, được chiết xuất từ ​​vỏ bên trong của cây quế. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng quế để điều trị bệnh tim và huyết áp cao trong y học cổ truyền.

Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng quế để điều trị bệnh tim và huyết áp cao trong y học cổ truyền.

Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng quế để điều trị bệnh tim và huyết áp cao trong y học cổ truyền.

Một số thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng quế có thể làm giãn nở và thư giãn các mạch máu. Một nghiên cứu khác trên người cũng cho thấy rằng dùng quế có thể làm giảm mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 6,2 mmHg và 3,9 mmHg.

Khi đã biết gừng có tác dụng chữa huyết áp, bạn nên cân nhắc khi sử dụng dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, để kiểm soát huyết áp, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, đo huyết áp thường xuyên tại nhà theo khuyến cáo của bác sĩ.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33