CELLCHAIN LIPITRIX

Chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh là một vấn đề được sự quan tâm rất nhiều của các bà mẹ. Một chế độ ăn thích hợp cho một người mẹ khỏe mạnh đã không dễ dàng, vậy chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mỡ máu thế nào là tốt? Bà bầu nên ăn gì và hạn chế những nhóm thực phẩm gì để có thai kỳ khỏe mạnh? Để trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết này nhé!

10 thực phẩm giảm mỡ máu cho bà bầu

Dưới đây là một vài thực phẩm giúp giảm mỡ máu cho bà bầu đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cho bé.

Giá đỗ

Thành phần quan trọng trong giá đỗ giúp mẹ bầu giảm mỡ máu chính là hàm lượng Vitamin C lên đến 10mg. Vitamin C là thành phần có tác dụng làm tăng kích thích, giúp chuyển hóa Cholesterol thành acid mật đồng thời giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo, một thực phẩm giảm mỡ máu hoàn toàn tự nhiên. 

Lượng giá đỗ cần thiết cho bà bầu khoảng 200- 500mg/ngày, nên sử dụng khi đảm bảo sạch và chế biến chín.

Táo

Nguồn chất xơ trong táo là Pectin, đây là thành phần được các nhà dinh dưỡng khẳng định giúp tăng độ nhớt của hệ tiêu hóa đường ruột và giảm hấp thu acid mật do vậy cơ thể phải tăng tổng hợp acid mật từ Cholesterol. Do vậy giúp giảm lượng Cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu, ăn táo 2 quả/ngày có thể giảm Cholesterol trong máu đến 16%. 

an-tao-giam-mo-mau

Ăn táo làm giảm mỡ máu ở bà bầu

Bí đao

Với thành phần tuyệt vời là Acid Malonic, là chất có tác dụng làm giảm mỡ máu, ngăn chặn tình trạng mỡ thừa tích tụ, đào thải ra ngoài cơ thể. Lượng bí đao được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là 500gram/ngày.

Dưa leo

Trong dưa leo có chất xơ Pectin tương tự như táo giúp làm giảm Cholesterol và sterol thực vật. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm sự hấp thu Cholesterol ở đường ruột đồng thời tăng đào thải Cholesterol ra ngoài do vậy có tác dụng  giảm mỡ máu hiệu quả. Thời gian thích hợp ăn dưa leo là khoảng sau 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi ngày nên ăn 1 – 2 trái nặng khoảng 200 gram để giảm lượng Cholesterol trong máu.

giam-cholesterol-dua-leo

Dưa leo có tác dụng làm giảm Cholesterol ở bà bầu

Cà rốt

Trong cà rốt ngoài lượng Vitamin A vô cùng phong phú còn chứa  Quercetin cũng giúp giảm LDL – cholesterol “xấu”. Ngoài ra hoạt chất này làm giảm mảng bám trong các động mạch có thể dẫn đến xơ cứng động mạch. Mỗi ngày bà bầu nên ăn khoảng 100 gram cà rốt để cải thiện tình trạng mỡ máu theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Hành tây

Theo kết quả nghiên cứu, người ta thấy rằng trong hành tây có chứa Flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất lipid. Do đó làm giảm lượng cholesterol và triglycerid toàn phần, cholesterol xấu, đồng thời làm gia tăng cholesterol tốt, qua đó làm bền thành mạch. Để giảm mỡ máu hiệu quả bà bầu nên ăn 60 gram hành tây mỗi ngày.

Súp lơ

Súp lơ chứa hàm lượng lớn Flavonoid – thành phần giống trong hành tây cũng có tác dụng giảm cholesterol xấu, có lợi đối với các mẹ bầu mỡ máu. Lượng súp lơ thích hợp khoảng 200 gram/bữa, 2 bữa/tuần để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé.

giam-mo-mau-sup-lo

Súp lơ có tác dụng giảm mỡ máu ở bà bầu

Cá biển

Với lượng Omega 3 là acid có tác dụng làm giảm triglycerid. Việc bổ sung Omega 3 đầy đủ hàng ngày giúp làm giảm lượng triglycerid 25-30% so với những bà bầu khác không bổ sung (Theo tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ). Cá biển có thể là cá hồi, cá thu nên bổ sung 3 bữa cá/ tuần giúp cải thiện mỡ máu.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười cũng là nguồn thực phẩm giàu chất béo như Omega 3 – acid béo làm giảm triglycerid tuyệt vời.

Với lượng lớn Omega 3 nên nếu ăn nhiều cũng dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa lượng hạt mà cơ thể cần hấp thụ trong ngày đối với mỗi loại hạt như sau:

  • Hạnh nhân: Khoảng 15 – 20 hạt/ngày.
  • Óc chó: Khoảng 6 – 8 quả/ngày.
  • Hạt điều: Khoảng 10 – 15 hạt/ngày.
cac-loai-hat-ba-bau-nen-an

Các loại hạt bà bầu nên ăn để giảm mỡ máu

Dầu thực vật

Với tình trạng mỡ máu, bà bầu thường được bác sĩ tư vấn không nên sử dụng mỡ động vật do chứa nhiều cholesterol. Bạn nên thay thành sử dụng các loại dầu thực vật  bao gồm dầu hướng dương, dầu olive. Các loại dầu thực vật thường chứa nhiều cholesterol tốt giúp bảo vệ tim mạch, tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Những thực phẩm cần tránh khi bà bầu bị mỡ máu cao

Những nhóm thực phẩm sau đây làm mỡ máu tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng mỡ máu cao ở người mẹ và ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Những thực phẩm chứa chất béo xấu

Thường thấy ở các thực phẩm như mỡ động vật, nội tạng động vật, bánh gato, sữa giàu chất béo hay sữa nguyên kem. Đặc điểm thường thấy của những thực phẩm trên là có chứa lượng chất béo nhân tạo cao và lượng cao cholesterol xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu.

thuc-pham-giau-chat-beo

Thực phẩm giàu chất béo bà bầu mỡ máu cao cần lưu ý

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Các loại thực phẩm có tinh bột chế sẵn như bánh mì cũng chuyển hóa tinh bột thành triglycerid, tích tụ dần làm tăng mỡ máu. Ăn nhiều tinh bột cũng làm tăng cholesterol xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của bé.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm thiểu các nhóm thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt sẽ giúp giảm lượng mỡ máu. Các thực phẩm chứa nhiều đường: Nước ép hoa quả, siro, nước ngọt đóng chai, lon.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo xấu, làm tăng mỡ máu, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Để giảm mỡ máu, các bà bầu không nên sử dụng các thực phẩm chế biến như: khoai tây chiên, gà rán, xúc xích và thực phẩm đóng hộp thịt, cá.

ba-bau-can-tranh

Những thực phẩm giàu chất béo bà bầu cần tránh xa

Lưu ý về chế độ ăn cho bà bầu bị mỡ máu cao

Bà bầu bị mỡ máu cao nên tham khảo một số những lưu ý về chế độ ăn dưới đây:

  • Không nên ăn đạm vào bữa tối để tránh việc tích tụ cholesterol gây ra tình trạng mỡ máu tăng cao.
  • Chia nhỏ các bữa ăn giúp kiểm soát năng lượng hấp thu, giảm triglycerid, tránh cảm giác đầy bụng sau bữa ăn.
  • Ăn nhạt sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh như tăng huyết áp, phù nề nhiều trong những tháng cuối thai kỳ. Lượng muối cần thiết cho bà bầu vào khoảng dưới 5 gram/ ngày.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, tuân thủ thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Với những thông tin trên, hi vọng các bà bầu có được chế độ ăn thích hợp với tình trạng của mình. Nếu cần tư vấn thêm về chế độ ăn cho bà bầu, vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất !

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33