Bệnh huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Ngày nay với lối sống không lành mạnh ngày càng phổ biến, nó làm cho con người ta có sức khỏe kém đi và bị mắc phải nhiều căn bệnh, thường gặp nhất đó chính là bệnh huyết áp. Có phải nhắc đến bệnh huyết áp là bạn sẽ nhớ đến bệnh huyết áp thấp và bệnh huyết áp cao đúng không? Thế bạn có biết chúng là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa nó không? Nếu không biết thì cũng đừng quá lo lắng vì ngay bây giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh huyết áp thấp ngay dưới đây.
Bệnh huyết áp thấp là gì?
Có thể bạn chưa biết huyết áp chính là một thước đo của máu tác động lên động mạch khi máu chảy qua chúng và nó được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp thấp (hypotension) là tình trạng huyết áp trong máu bị thấp, đặc biệt là ở động mạch. Khi nói bị bệnh huyết áp thấp hay bệnh giảm huyết áp tức là áp suất máu tâm thu nhỏ 90 mm thủy ngân (mmHg) hay tâm trương ít hơn 60 mm thủy ngân (mmHg). Bệnh huyết áp thấp sẽ gây ra một số tình trạng nguy hiểm cho tim mạch không những thế mà còn dẫn đến liên quan tới một số bệnh về hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
Nguyên nhân bị bệnh huyết áp thấp
Do cơ thể bị mất nước
Bị mất nước có thể là do bị mất máu, hay đổ mồ hôi quá nhiều hoặc là bị tiêu chảy. Khi cơ thể chúng ta bị mất nước sẽ dẫn đến cơ thể bị yếu, cảm thấy mệt mỏi và có triệu chứng chóng mặt.
Chuyển đổi tư thế quá đột ngột
Chuyển đổi tư thế đột ngột có thể hiểu là khi đang hoạt động mạnh bạn bỗng nhiên dừng lại hoặc đơn giản hơn là đang nằm bạn đột nhiên đứng dậy. Khi bạn thay đổi đột ngột như vậy sẽ làm thay đổi trọng lực khiến cơ thể lắng đọng máu ở trong các tĩnh mạch ở chân. Lúc này máu sẽ rất khó quay lại trở lại để bơm cho tim và dẫn đến huyết áp thấp.
Phản ứng ngược
Đây là phản ứng ngược của một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc ngăn ngừa Canxi, thuốc gây mê,…. khiến cho cơ thể bị huyết áp thấp.
Bị mất máu
Việc mất máu có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: bị những vết thương nặng, chảy máu nội bội khiến lượng máu trong cơ thể bị giảm hoặc đi hiến máu nhưng lại không bổ sung đủ lại lượng dưỡng chất cần thiết,… Mất máu sẽ khiến cơ thể bị giảm huyết áp một cách nghiêm trọng.
Bị thiếu chất dinh dưỡng
Do chế độ ăn uống không hợp lý nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt khi bị thiếu Vitamin B12 và Folate có thể gây ra thiếu máu, lúc này cơ thể sẽ không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ gây ra huyết áp thấp.
Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lý có sẵn trong cơ thể, do mang thai, phản ứng dị ứng,, suy tĩnh mạch,…….
Triệu chứng của bị huyết áp thấp
Nếu như bị bệnh huyết áp thấp nặng sẽ dẫn đến nguy kịch cho tính mạng vì vậy đừng có xem thường nó. Dưới đây là những dấu hiệu về bệnh huyết áp thấp bạn cần lưu ý:
- Hay bị lú lẫn đặc biệt là ở người già
- Nhịp thở nhanh và hay bị khó thở
- Mạch yếu và đập nhanh
- Hay có cảm giác lợm giọng và buồn nôn
- Bị mờ mắt một cách đột ngột
- Da nhợt nhạt, tay chân lạnh
- Hay có cảm giác lâng lâng hay chóng mặt
- Luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người
- Đặc biệt nếu huyết áp thấp quá sẽ dẫn tới ngất xỉu hay co giật động kinh
Ở trên chính là những biểu hiện đơn giản hay là triệu chứng mà khi chúng ta bị huyết áp thấp sẽ mắc phải. Từ đó mong bạn sẽ quan tâm tới các biểu hiện này của huyết áp thấp nhiều hơn để mà còn kịp thời tìm cách chữa trị nếu không may bị mắc phải.
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể chúng ta thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy để bảo vệ cơ thể mình thay vì đợi bị bệnh để đi chữa thì chúng ta nên tìm cách ngăn ngừa nó. Sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi huyết áp thì nên làm gì thì sau đây sẽ là một số các ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp.
Có một chế độ ăn uống hợp lý và và khoa học
Chế độ ăn uống là nguyên nhân quyết định một phần lớn sức khỏe của chúng ta. Nếu như bạn không muốn bị huyết áp thấp thì nên tránh xa các thức uống có cồn và chất gây nghiện khác. Bạn nên bổ sung các Vitamin, dưỡng chất bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm. Ngoài ra bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn ít lượng Carbohydrate nhất có thể. Đặc biệt nên bổ sung lượng nước phù hợp với cơ thể mỗi ngày. Ăn uống hợp lý và khoa học không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh huyết áp thấp mà còn cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và tươi trẻ.
Có một lối sống lành mạnh
Nếu chế động ăn uống quyết định phần lớn thì lối sống sinh hoạt cũng có ảnh hưởng không ít tới bệnh huyết áp thấp. Các bạn nên hạn chế việc thức khuya và hãy đi ngủ trước 11h đêm để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi. Bạn cũng nên tập thể dục mỗi ngày từ 30-45 phút để vừa bảo vệ cơ thể khỏi bệnh huyết áp thấp vừa có thể sở hữu một sức khỏe bền và dẻo dai.
Không thay đổi tư thế đột ngột
Thay đổi cơ thể đột ngột chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp. vậy nên khi bạn muốn thay đổi tư thế thì nên thay đổi một cách từ từ để cơ thể kịp thời thích ứng theo. Ví dụ như bạn muốn chơi thể thao thì nên khởi động trước để cơ thể làm quen.
Có tinh thần thoải mái
Đây có lẽ là điều mà ít người nghĩ đến nó sẽ giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp đứng không? Nhưng thật sự là nó có thể đấy.Thử nghĩ mà xem khi bạn luôn có tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời không phải cơ thể bạn nó khỏe khoắn và năng động hơn sao. Ngược lại khi bạn ôm cho mình một căn bệnh trầm cảm, stress, hay một đống suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp đấy. Vì vậy hãy gạt bỏ hết mọi âu lo và tận hưởng cuộc sống này bạn nhé.
Hi vọng với những thông tin bổ ích về căn bệnh huyết áp thấp cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa ở trên sẽ giúp ích được cho bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó sẽ biết cách phòng ngừa căn bệnh huyết áp thấp này. Mong bạn luôn có một sức khỏe tốt và cơ thể tươi khỏe mỗi ngày.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào