Bệnh mỡ máu là gì ? – Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao
Một trong những mầm bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất về tim mạch – bệnh mỡ máu rất khó để nhận biết trong thời gian đầu. Bạn chỉ có thể biết được mình có mắc bệnh hay không thông qua chẩn đoán xét nghiệm máu của bác sĩ. Vậy bệnh mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu là tình trạng chỉ số mỡ máu vượt quá mức giới hạn bình thường. Bệnh có thể tiến triển thành những căn bệnh nguy hiểm về tim mạch nếu không chữa trị kịp thời.
Một loại chất béo cần thiết có trong máu và tế bào của chúng ta là Cholesterol. Cơ thể cần một vài loại Cholesterol để giữ cho các tế bào và cơ quan của chúng ta luôn khỏe mạnh. Gan có chức năng tạo ra tất cả những loại Cholesterol mà cơ thể cần. Mặt khác Cholesterol cũng có thể nhận được từ những thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt là thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Thực phẩm giàu chất béo cũng có thể làm cho gan hoạt động và sản xuất nhiều Cholesterol hơn.
Có hai loại Cholesterol chính: Lipoprotein mật độ thấp (LDL) là loại Cholesterol “xấu”, và Lipoprotein mật độ cao (HDL) là loại Cholesterol “tốt”.
Quá nhiều Cholesterol LDL trong máu có thể khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề nghiêm trọng khác. Mức LDL cao có thể gây ra sự hình thành các mảng bám, chất béo tích tụ làm thu hẹp động mạch và ngăn không cho máu lưu thông. Khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn có thể sẽ gây ra những cơn đau tim bất chợt. Mặt khác khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn có thể dẫn đến đột quỵ và những căn bệnh động mạch ngoại vi, rất nguy hiểm.
Xét nghiệm chỉ số mỡ máu để làm gì?
Thường không có triệu chứng nào để biết mình bị mỡ máu cao, nhưng nếu chúng ta không hiểu rõ tình trạng của mình, có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường về tim mạch. Việc xét nghiệm các chỉ số mỡ máu có thể giúp bác sĩ cũng như cơ sở khám bệnh nắm được những thông tin quan trọng về nồng độ mỡ máu, từ đó có các biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời.
Tại sao cần xét nghiệm chỉ số mỡ máu?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chỉ số mỡ máu định kỳ. Điều đó tốt, và nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh về tim mạch hoặc một số những hội chứng khác cũng cần thiết để làm xét nghiệm kiểm tra như:
- Huyết áp cao
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Hút thuốc
- Thừa cân hoặc béo phì
- Lười hoạt động
- Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa
- …
Độ tuổi cũng có thể là nguyên nhân gây ra mỡ trong máu, vì nguy cơ mắc bệnh tim của chúng ta tăng lên khi chúng ta già đi.
Quá trình xét nghiệm chỉ số mỡ máu
Trước hết, nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên phần cánh tay của chúng ta. Bước này bạn đừng quá lo lắng vì quá trình thường rất nhanh, không quá 3 phút và chỉ cảm giác châm chích nhẹ mà thôi. Xét nghiệm chỉ số mỡ máu thường được thực hiện vào buổi sáng, vì bác sĩ có thể yêu cầu chúng ta không ăn trong vài giờ trước khi lấy mẫu.
Hiện tại bạn đã có thể sử dụng các bộ dụng cụ y tế được bán trên thị trường để kiểm tra các chỉ số mỡ máu ngay tại nhà mà không cần phải tới bệnh viện. Hướng dẫn sử dụng của mỗi thương hiệu có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì không khác nhau rõ, thông thường sẽ bao gồm một dụng cụ nhọn để chích ngón tay sao cho chảy một lượng máu nhỏ. Sau đó chúng ta sẽ sử dụng thiết bị đo để lấy một giọt máu và xét nghiệm. Hãy chắc chắn rằng luôn làm theo bộ hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận. Ngoài ra, nếu kết quả cho thấy mức Cholesterol của bạn cao hơn 200 mg/dL, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời.
Bạn có thể cần nhịn ăn và thường hầu như là không nên ăn hoặc uống gì từ 9 đến 12 giờ trước khi lấy máu. Về việc này bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm hay không cũng như bất kỳ những hướng dẫn đặc biệt nào cần tuân thủ.
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Cholesterol thường được đo bằng đơn vị Miligam (mg) Cholesterol trên mỗi Decilit (dL) máu.
Thông tin sau đây sẽ cho biết các chỉ số mỡ máu trong cơ thể bạn có cao so với mức an toàn hay không.
Nồng độ Cholesterol toàn phần
- Dưới 200mg /dL: Mức lý tưởng
- 200 – 239 mg/dL: Ranh giới nồng độ cao
- 240 mg/dL trở lên: Cao
Mức Cholesterol LDL (Xấu)
- Dưới 100 mg/dL: Tốt
- 100-129 mg/dL: Mức chấp nhận được
- 130-159 mg/dL: Ranh giới nồng độ cao
- 160-189 mg/dL: Cao
- 190 mg/dL trở lên: Rất cao
Mức Cholesterol HDL (Tốt)
- 60 mg/dL hoặc hơn: Khả năng phòng chống bệnh tim mạch.
- 40-59 mg/dL: Tốt
- Dưới 40 mg/dL: Nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Chỉ số mỡ máu cao hay không có thể phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống và các yếu tố nguy cơ khác. Nói chung, mức LDL thấp và mức HDL Cholesterol cao đều tốt cho sức khỏe tim mạch. Nồng độ cao của chất béo trung tính cũng có thể khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim.
Làm gì để ngăn chỉ số mỡ máu cao?
Các chỉ số mỡ máu cao là biểu hiện cho thấy nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Mặc dù một số yếu tố nguy cơ thật sự nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như tuổi tác hay di truyền, nhưng mặt khác chúng ta vẫn có thể có những hành động thiết thực để làm giảm mức chỉ số mỡ máu cao xuống thấp:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. (Giảm hoặc tránh những thực phẩm giàu chất béo bão hòa và Cholesterol).
- Giảm cân (Thừa cân có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim).
- Tập thể dục thể thao (Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức Cholesterol LDL (xấu) và tăng mức Cholesterol HDL (tốt) và đồng thời cũng giúp giảm cân).
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào