Bệnh mỡ máu cao và tim mạch: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Mỡ máu cao và bệnh tim mạch có liên hệ với nhau. Bệnh mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, các bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân bệnh mỡ máu cao dễ dẫn tới bệnh tim mạch
Theo thống kê, người tăng cholesterol trong máu có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-3 lần người bình thường.
Nguyên nhân là do khi cholesterol trong máu cao, mỡ máu sẽ bám vào thành mạch gây hẹp mạch máu, tăng huyết áp. Cùng với đó, mỡ cao khiến máu dễ kết dính tạo ra các cục máu đông lớn, gây bịt kín mạch, tắc nghẽn và nhồi máu cơ tim. Nếu mạch máu ở não có thể gây tai biến mạch máu não – đột quỵ.
2. Bệnh mỡ máu cao và tim mạch có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu cao gây nguy hiểm khi đã trở nên nặng và có biến chứng. Trong đó có các biến chứng tim mạch như: Bệnh lý mạch ngoại vi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Các biến chứng này có thể gây tử vong cao, đặc biệt ở người cao tuổi.
2.1. Bệnh lý mạch ngoại vi
Bệnh lý mạch ngoại vi xảy ra khi các mảng xơ vữa hình thành ở mạch máu nuôi chân, tay, dạ dày, thận làm gián đoạn dòng máu ở đây. Các dấu hiệu xuất hiện sớm hay gặp như:
- Tê mỏi chân tay
- Chuột rút
- Cơ thể mệt mỏi, nặng nề
- Cảm giác đau nhức chân tay tăng dần khi đi bộ hoặc đứng lâu.
Các biểu hiện bệnh lý lúc đầu chỉ xuất hiện khi làm việc quá sức, nhưng lâu dần nó xuất hiện cả khi làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó các triệu chứng nặng hơn xuất hiện:
- Thiếu máu nuôi chân, tay gây lạnh, mất cảm giác ở lòng bàn chân, tay, lâu dần hoại tử
- Các vết loét ở chân và bàn chân mất nhiều thời gian lành lại, hoặc lan rộng hơn.
- Thận, thiếu dòng máu chảy qua, làm giảm mức lọc cầu thận, lâu dần gây suy thận.
2.2. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xuất hiện khi hẹp mạch máu hoặc có cục máu đông ở gần tim. Dấu hiệu nhận biết có nguy cơ nhồi máu cơ tim là những cơn đau thắt ngực dữ dội. Miêu tả cơn đau là cảm giác tưởng như bị bóp nghẹt sau vùng xương ức, trước tim rồi lan rộng tới vai trái, tay trái, đau buốt tận cùng đến bàn tay.
Cơn đau xảy ra đột ngột, thường kéo dài từ 20-30 phút, chỉ thuyên giảm khi dùng thuốc. Ngoài ra còn có biểu hiện khó thở, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi.
2.3. Tai biến mạch máu não
Các mạch máu ở não được nhận ít máu từ tim, sẽ không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho các tế bào máu, lâu dần gây tai biến mạch máu não. Ban đầu có các biểu hiện nhẹ như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay tê yếu.
Khi có các dấu hiệu méo miệng, khó nói chuyện, rối loạn trí nhớ, liệt chân tay hoặc rơi vào hôn mê, co giật thì phải cấp cứu sớm. Nếu quá thời gian người bệnh xuất hiện biến chứng tai biến liệt giường hoặc tử vong cao.
3. Người bị mỡ máu bao lâu thì có biến chứng tim mạch?
Khi có chẩn đoán bị mỡ máu cao, thì sau bao lâu có biến chứng tim mạch, là câu hỏi thường gặp của người bệnh với bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia. Để trả lời câu hỏi này cần dựa vào tình trạng, chế độ sinh hoạt của mỗi người để đánh giá sớm hay muộn xuất hiện biến chứng.
Thông thường là 1 – 3 năm sẽ có biến chứng tim mạch, cũng có thể gặp sớm hơn trong khoảng 1 năm nếu không được chăm sóc tốt, người có bệnh kèm theo như đái tháo đường, bệnh tim mạch,… người hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, hay có chế độ ăn nhiều calo, mỡ, tinh bột. Việc không tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc, chế độ ăn hợp lý cũng gia tăng bệnh tim mạch sớm.
Để người bệnh kéo dài thời gian an toàn thì cần có các cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao, cũng như là bệnh tim mạch. Việc phòng tránh không chỉ đối với người đã bị bệnh tim mạch, mỡ máu cao mà cả người có chỉ số bình thường.
4. Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao và tim mạch
Với người bệnh mỡ máu cao có nhiều cách phòng tránh bệnh tim mạch, dưới đây là một số cách đơn giản mà hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà cho người bệnh:
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày theo lời khuyên của các chuyên gia. Ví dụ như đi bộ giúp tim dễ dàng bơm máu đến các cơ quan, giảm áp lực đến toàn bộ hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.
- Cân bằng dinh dưỡng là cách làm hiệu quả trong giảm mỡ máu và có trái tim khỏe mạnh. Một số lưu ý về thực phẩm nên ăn và nên tránh xin phép được kể dưới đây, mong giúp ích cho quá trình phòng và điều trị của bạn:
Thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh: Rau cải xoăn, rau bina, súp lơ, bầu, giá đỗ…
- Hoa quả tươi: táo, cam, quýt, cà chua, chuối,…
- Thực phẩm ít carb: trứng, thịt bò, thịt gà, dầu thực vật…
- Yến mạch và các hạt ngũ cốc như óc chó, hạt lanh, hạt đậu,…
- Cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
Thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo, bánh mì, mì, ngô,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: đồ ăn chiên rán, thịt mỡ, …
- Thực phẩm chứa nhiều đường: các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, sữa đặc,…
- Thuốc lá, rượu bia
Ngoài ra, để hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu: lá sen, sơn tra, trà vằng, tỏi đen,…
Trong các sản phẩm được sản xuất từ thành phần thảo dược, sản phẩm Lipitrix có nhiều ưu điểm và hiệu quả hạ mỡ máu an toàn nhất hiện nay. Lipitrix chứa thành phần thảo dược như lá sen, tỏi đen, sơn tra và được ứng dụng công nghệ enzym hiện đại.
Trên đây là một số thông tin về mối liên quan giữa mỡ máu cao và bệnh tim mạch, cũng như các cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho quá trình điều trị bệnh mỡ máu cao của bạn và người thân.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào