Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần biết
Ngoại động mạch chủ ra thì hệ thống tĩnh mạch vẫn có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của chúng ta, chúng là một phần không thể thiếu của hệ thống các mạch máu. Những chuyện gì sẽ xảy ra khi tĩnh mạch của chúng ta bị suy giãn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch để các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu bị trào ngược trong tĩnh mạch, nó sẽ bị xoắn lại và sưng lên trên bề mặt da, vì vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được căn bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến, phần trăm nữ giới mắc căn bệnh này cao hơn nam giới và tỉ lệ mắc bệnh là cao hơn gấp đôi. Ở chân sẽ thường xuất hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều nhất, nhưng ngoài ra tay, hậu môn,… cũng có thể xuất hiện căn bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch có phải là bệnh nguy hiểm không?
Nếu bạn nghĩ bệnh suy giãn tim mạch chỉ gây đến vấn đề mắt thẩm mỹ ngoài da rồi xem nhẹ nó thì bạn đã sai lầm rồi đó, căn nguy hiểm hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Ở giai đoạn đầu thì bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ có biểu hiện ngoài da gây mất thẩm mỹ chứ không hề gây cảm giác khó chịu gì. Nhưng về sau thì nó sẽ gây các cảm giác nóng, đau, rát,… rất khó chịu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của bạn. Khi tĩnh mạch bị suy giãn quá mức sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu tĩnh mạch cần phải đưa đi cấp cứu kịp thời.
Khi tĩnh mạch chảy máu sẽ dẫn tới tình trạng hình thành các huyết khối gây tắc mạch máu hoặc sẽ di chuyển đến các cơ quan khác gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra suy giãn tĩnh mạch cũng là khởi nguồn cho những căn bệnh nguy hiểm hơn về sau vì thế bạn chớ nên xem thường nó mà không tìm cách chữa trị, phòng ngừa.
Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh dễ mắc phải ở tuổi trung niên tuy nhiên những dấu hiệu của nó lại khá giống với các căn bệnh thông thường khác nên dễ gây nhầm lẫn, từ đó dẫn tới rất nhiều người không hề hay biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch và con số này chiếm lên đến 70% trường hợp. Vì vậy sau đây sẽ là một số dấu hiệu về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể tham khảo để nhận biết được căn bệnh sớm hơn.
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch cũng được chia làm ba giai đoạn sau:
Giai đoạn suy giãn đầu
Ở giai đoạn đầu, các tĩnh mạch sẽ bắt đầu nổi liti lên da nhưng chúng ta thường bỏ qua dấu hiệu này vì lầm tưởng nó là những mạch máu vốn có của cơ thể. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như khi ngồi quá lâu sẽ có cảm giác chân bị phù nề hay nặng chân; khi thì sẽ có cảm giác chân bị gò bó rất khó chịu hoặc là sẽ bị chuột rút.
Giai đoạn suy giãn đang tiến triển
Lúc này thì cảm giác sưng phù hay nặng chân sẽ rõ ràng hơn ở giai đoạn đầu. Trên da cũng sẽ bắt đầu thay đổi màu sắc các vết chàm và các tĩnh mạch sẽ nổi rõ lên, có bán kính to hơn có khi là cả 10mm. Ở giai đoạn này thì sẽ gây cho chúng ta cực kì khó chịu và đau rát.
Giai đoạn suy giãn nặng
Đây là giai đoạn mà cách tĩnh mạch đã sưng to lên, gây ra rối loạn tuần hoàn và dinh dưỡng khiến cho da ở khu vực này bắt đầu xuất hiện dấu hiệu viêm loét. Tuy nhiên các dấu hiệu viêm loét da có thể tự lành, nhưng nếu nó không tự lành được thì chúng ta cần tiến hành điều trị tránh nó lan rộng ra và nhiễm trùng.
Khi các cục thuyên tắc bắt đầu tách ra khỏi tĩnh mạch và di chuyển các đến các cơ quan mang tính quyết định sống còn như tim mạch, thận,… sẽ cực kỳ nguy hiểm và có khí ảnh hưởng tới tính mạng.
Vì thế chúng ta nên nhận biết căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ngay từ giai đoạn đầu để kịp thời chữa trị tránh để nó trở nặng gây ra nhiều nguy hiểm.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh khó mà điều trị dứt điểm được nên chúng ta không thể tự điều trị nó tại nhà mà cần đến thêm sự giúp đỡ của bác sĩ. Khi kết hợp liệu trình điều trị của bác sĩ và tự trị tại nhà thì căn bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ nhanh chóng khỏi hơn.
Điều trị theo liệu trình của bác sĩ
Mang vớ y khoa
Vớ y khoa chính là bước đầu tiên trong quá trình chữa trị, vớ này sẽ ôm sát vào chân khiến các tĩnh mạch và cơ chân lưu thông, hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên nếu vớ y khoa không cải thiện được tình hình thì chúng ta cần chuyển qua các phương pháp điều trị khác có hiệu quả rõ rệt hơn.
Liệu pháp điều trị xơ hóa
Đây là phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ tiêm vào chân bệnh nhân một dung dịch tạo bọt nhằm cải thiện khả năng lưu thông máu ở tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải kiên trình thức hiện nhiều lần mới có kết quả tốt.
Điều trị bằng phương pháp sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần
Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm teo nhỏ lại các tĩnh mạch đã bị giãn ra bằng cách dùng tia laser hoặc sóng cao tần.
Sử dụng phẫu thuật
Đây là cách điều trị dành cho các trường hợp bệnh nhân bị nặng. Phẫu thuật có hai loại là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Khi sử dụng phương phát thì khả năng trị dứt điểm rất cao cũng như ít có nguy cơ tái phát lại.
Tự điều trị tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp trên thì bạn cũng nên kết hợp với tự điều trị tại nhà. Bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng như hoạt động, luyện tập thể dục thường xuyên và hạn chế ngồi hay đứng một chỗ quá lâu. Nếu là phụ nữ thì bạn nên hạn chế mang giày cao gót lại vì nó cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào