Bị mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì bắt buộc phải uống thuốc? Đây là câu hỏi hiện tại được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Lipitrix sẽ giải đáp về vấn đề này cho quý độc giả cùng theo dõi và tham khảo.
Mỡ máu cao thật sự là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là đe dọa tính mạng. Cho nên chúng ta cần phải nắm rõ được thông tin về cách phòng ngừa cũng như phương án điều trị thích hợp khi mắc phải căn bệnh này.
Tác động của mỡ máu cao đến sức khỏe
Khi bị mỡ máu cao, bệnh mỡ máu hay rối loạn lipid máu, thì nồng độ Cholesterol (Lipoprotein-LDL) hoặc chất béo trung tính hoặc cả hai sẽ ở mức cao hơn bình thường. Những chất này khi ở nồng độ cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thành những căn bệnh tim mạch.
Thời gian đầu, mỡ máu cao chưa thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như không có những dấu hiệu bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để thời gian dài mà không phát hiện sớm để điều trị sẽ gây ra những biến chứng khó lường như:
- Xơ vữa động mạch
- Đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Còn nhiều bệnh lí khác…
Thêm vào đó, tình trạng mỡ máu cao còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận và tụy như bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, viêm tụy, suy thận,…
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao
Thức ăn hằng ngày
Trong các loại thức ăn hằng ngày có chứa hai loại chất béo có thể làm tăng mức cholesterol trong máu chúng ta:
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có thể làm tăng nồng độ LDL trong máu. Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa,… Mặt khác, chất béo bão hòa thường được thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật như: phô mai, sữa, bơ,…
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa hoặc axit béo chuyển hóa có thể làm tăng mức LDL và làm giảm mức HDL trong máu. Một số chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Một số khác có trong các thực phẩm chế biến được trải qua quá trình hydro hóa chẳng hạn như một số loại bơ thực vật và khoai tây chiên.
Tiền sử bệnh
Một số căn bệnh khác có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của người bệnh như:
- Bệnh tiểu đường
- Suy giáp
- Hội chứng chuyển hóa
- Hội chứng Cushing
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Bệnh thận
- …
Một vài nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác gây ra mỡ máu cao bao gồm:
Thiếu vận động
Tập thể dục không đủ có thể làm tăng nồng độ LDL. Không chỉ vậy, tập thể dục đã được chứng minh là có thể giúp gia tăng mức HDL lành mạnh cho chúng ta.
Hút thuốc
Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng lượng cholesterol xấu, gây ra mảng bám tích tụ trong động mạch.
Di truyền
Nếu di truyền gia đình bạn có tiên lượng cholesterol cao, rất có thể bạn sẽ có nguy cơ bị mỡ máu cao.
Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể phần nào làm tăng mức cholesterol của bạn.
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mình bị bệnh mỡ máu cao, bạn cần phải đi xét nghiệm những thành phần lipid để chẩn đoán chính xác. Sau khi xét nghiệm có kết quả, bạn cần xem qua 4 chỉ số quan trọng:
Cholesterol toàn phần
- < 200 mg/dL (5,1 mmol/L): Nồng độ lý tưởng.
- 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Cần chú ý theo dõi vì có thể tăng quá ranh giới mỡ máu cao
- ≥ 240 mg/dL
- (6,2 mmol/L): Mỡ máu tăng cao. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng cao.
HDL Cholesterol
- < 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam giới và < 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ giới: HDL Cholesterol thấp, có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- > 60 mg/dL (1,5 mmol/L): HDL cholesterol tăng, đây là chỉ số tốt, biểu thị khả năng cơ thể phòng ngừa nguy cơ tim mạch.
LDL (Cholesterol xấu)
- < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L): Rất tốt
- 100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L): Được
- 130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L): Tăng so với ngưỡng bình thường
- 160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L): Nguy cơ cao
- ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L): Nguy cơ rất cao
Triglyceride
- < 150 mg/dL (1,7 mmol/L): Bình thường
- 150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L): Mức giới hạn
- 200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L): Cao
- ≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L): Rất cao
Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Việc có dùng thuốc hạ mỡ máu hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ khám điều trị của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để đánh giá tổng quan tình trạng mỡ trong máu. Bác sĩ sẽ tập trung đánh giá vào sự cân bằng giữa hai thành phần là HDL-c và LDL-c. Nếu thành phần LDL-c cao mà thành phần HDL-c thấp thì bắt buộc phải có sự tham gia của thuốc trong quá trình điều trị.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp sau khi đã xem qua và đánh giá các chỉ số. Hiện tại có 4 nhóm thuốc chính để trị mỡ máu cao, mỗi nhóm gồm rất nhiều loại thuốc khác nhau, nên bác sĩ cần phải đưa ra lựa chọn cho phù hợp với tình trạng của người bệnh,
Lưu ý khi dùng thuốc trị cao mỡ máu
- Người bệnh cần tuân theo liều lượng thuốc, cách uống cũng như những lời dặn dò đi kèm của bác sĩ.
- Nên uống thuốc ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong. Không nên uống thuốc trước khi ăn vì khi bụng đói tác dụng của thuốc sẽ bị kém đi.
- Kết hợp chế độ ăn hạn chế mỡ.
- Thực hiện kiểm tra chỉ số Cholesterol và Triglycerid định kỳ. Nếu dùng thuốc từ 3 đến 4 tháng mà người bệnh vẫn không thấy hiệu quả thì cần phải có hướng điều trị khác.
- Khi gặp phải những tác dụng phụ khi dùng thuốc như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu,… người bệnh cần ngừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được kịp thời xử lý.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào