Các loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ là gì?
Tình trạng mỡ trong máu là một trong những yếu tố tiềm ẩn các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên nó cũng có thể được điều chỉnh thông qua lối sống, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ở số trường hợp bệnh năng hơn cần dùng đến thuốc, các loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay cũng đã giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe này rất nhiều. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị mỡ máu cao, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
1.Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng nồng độ chất béo trong máu cao hoặc thấp hơn mức bình thường, được biểu thị thông qua các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu như tăng Cholesterol toàn phần, tăng chất béo trung tính (Triglyceride), tăng Cholesterol LDL-C hoặc giảm Cholesterol HDL-C.
2. Nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ phổ biến hiện nay
Phương pháp đầu tiên được cho chọn để điều trị không phải là thuốc uống. Những trường hợp bị mỡ trong máu được chẩn đoán thời gian đầu được ưu tiên cho việc thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh. Sau từ hai đến ba tháng thực hiện nếu không mang lại hiệu quả, lúc này sẽ cần đến sự can thiệp của thuốc điều trị để kiểm soát tốt tình trạng bệnh hơn. Sau đây là 5 nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị cho người mỡ máu cao:
Nhóm Statin
Statin được biết đến là nhóm thuốc điều trị mỡ máu phổ biến nhất và đạt được hiệu quả tốt trong việc điều trị. Thuốc được chỉ định để làm giảm lượng Cholesterol toàn phần, hạ thấp mức Cholesterol xấu và tăng mức Cholesterol tốt. Ngoài ra, Statin cũng có khả năng ức chế một loại men sản xuất Cholesterol trong gan có tên là HMG-CoA Reductase, giúp hạn chế được quá trình sinh tổng Cholesterol ở tế bào.
Ngoài việc điều trị máu nhiễm mỡ, nhóm thuốc Statin còn giúp giảm quá trình viêm nội mạc mạch máu và làm giảm kết dính tiểu cầu. Việc này sẽ tạo sự ổn định để các mảng xơ vữa động mạch phát triển hoặc giảm kích thước mảng bám.
Một số loại thuốc thuộc nhóm Statin phổ biến:
- Lovastatin
- Pravastatin
- Simvastatin
- Fluvastatin
- Atorvastatin
- Rosuvastatin
- Pitavastatin
Một số tác dụng phụ có thể sẽ gặp phải khi sử dụng thuốc như: Rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, đau cơ,…
Lưu ý: Nhóm thuốc này không được chỉ định cho người bị suy gan, suy thận và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Nhóm Fibrate
Fibrate có công dụng làm giảm Triglycerid, phù hợp cho những người mắc phải tình trạng Triglyceride cao. Thuốc làm giảm Triglyceride do sự kích thích PPAR alpha làm gia tăng tổng hợp enzym Lipoprotein lipase và oxy hóa các axit béo, giúp thanh thải Lipoprotein nhiều Triglyceride, VLDL cũng như ức chế sự tổng ApoC-III diễn ra tại gan. Ngoài ra, các Fibat thúc đẩy sự trình diện ApoA-I và ApoA-II cũng sẽ làm tăng lượng Cholesterol HDL.
Các loại thuốc thuộc nhóm này thường có tên kết thúc bằng đuôi “Fibrat” như:
- Fenofibrat
- Ciprofibrat
- Bezafibrat
- Gemfibrozil
Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như:
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, trướng bụng, đầy hơi, tăng men gan, tăng men cơ, suy giảm chức năng gan, sỏi mật, phát ban. Tác dụng phụ có thể sẽ xuất hiện ở cơ địa của người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh gan và thận từ trước.
Lưu ý: Nhóm thuốc này không được chỉ định cho người bị suy gan, suy thận và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Nhóm Niacin (acid Nicotinic)
Niacin là một loại thuốc thuộc nhóm Vitamin B3 thường được dùng trong việc điều trị máu nhiễm mỡ. Nhóm thuốc này phù hợp cho những người bệnh tăng Cholesterol LDL, Triglycerid hoặc trường hợp giảm Cholesterol HDL.
Niacin giúp cải thiện vấn đề máu nhiễm mỡ thông qua việc ức chế sản xuất Lipoprotein trong gan làm giảm xuồng nồng độ Triglyceride, hàm lượng Cholesterol xấu cũng như làm tăng nồng độ Cholesterol tốt trong máu.
Các loại thuốc thuộc nhóm Niacin trên thị trường hiện nay gồm có:
- Niacor
- Niaspan
- Slo- niacin
- …
Một số tác dụng phụ có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc như: tiêu chảy, buồn nôn, đỏ bừng mặt, ngứa da, vàng da, tăng đường huyết, tăng men gan,…
Lưu ý: Không sử dụng nhóm thuốc Niacin cho người bị bệnh gút, viêm đại tràng mạn tính, loét dạ dày tá tràng và cần cẩn trọng khi sử dụng để điều trị đối với bệnh nhân tiểu đường.
Nhóm thuốc Resin (Thuốc gắn axit mật)
Sử dụng thuốc Resin có khả năng làm giảm hiệu quả Cholesterol LDL và làm tăng Cholesterol HDL. Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng nhẹ hàm lượng Triglycerid, cho nên sẽ không phù hợp cho những người có tình trạng Triglycerid tăng cao và thuốc cũng sẽ được ưu tiên kết hợp với các loại thuốc khác trong việc điều trị máu nhiễm mỡ.
Trong cơ thể người, các Cholesterol được sử dụng để gan sản xuất ra dịch mật. Dựa vào cơ chế này, thuốc Resin sẽ liên kết với acid mật trong gan để ngăn cản quá trình hấp thụ dịch mật vào trong máu bằng đường tiêu hóa. Từ đó cơ thể sẽ sản xuất nhiều dịch mật từ Cholesterol hơn, khiến cho lượng Cholesterol trong máu ngày một giảm đi.
Một số loại thuốc thuộc nhóm Resin như:
- Cholestyramine
- Colesevelam
- Colestipol
- …
Một số tác dụng phụ ở đường tiêu hóa có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc Resin: đầy hơi, buồn nôn, trướng bụng, táo bón,…
Ezetimibe
Thuốc Ezetimibe phù hợp cho những người bị tăng Cholesterol LDL. Thuốc hoạt động theo cơ chế tác động đến ruột non, làm giảm hàm lượng Cholesterol LDL trong cơ thể thông qua từ đường tiêu hóa thức ăn và đồng thời làm giảm hàm lượng Cholesterol toàn phần và tăng nhẹ Cholesterol HDL trong máu.
Thuốc Ezetimibe thường ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh, nhưng một số cơ địa vẫn có thể gặp phải tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy. Mặt khác khi sử dụng riêng lẻ, thuốc cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao như nhóm thuốc Statin trong việc làm giảm nồng độ Cholesterol LDL, vì thế thuốc nên được kê đơn kết hợp bổ sung với các loại thuốc khác để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.
3. Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ
- Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ có khá nhiều tác dụng phụ đi kèm, cho nên việc việc cần cẩn trọng khi sử dụng cũng như tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ là điều hết sức cần thiết.
- Các loại thuốc điều trị mỡ trong máu hầu như đều được chuyển hóa qua gan. Vì thế nên trong thời gian sử dụng thuốc cần cần sử dụng bổ trợ thêm các loại thuốc bảo vệ và phục hồi tế bào gan.
- Có thể kết hợp nhiều loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ khác nhau để mang lại hiệu quả cần thiết, đặc biệt là những trường hợp tăng Cholesterol quá cao.
- Trong thời gian sử dụng thuốc cũng như điều trị bệnh, người bệnh cần kiểm tra các chỉ số mỡ máu định kỳ sau 3-4 tuần. Nếu không thấy hiệu quả sau hai tháng sử dụng thì tốt nhất nên kết hợp thêm hoặc thay thế các loại thuốc khác.
- Cuối cùng ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc, người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học và tập thể dục đều đặn để hỗ trợ đạt hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi chữa khỏi.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào