Các mức độ mỡ máu cao và cách phòng ngừa bệnh tiến triển
Mỡ máu cao hay bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh có mức tiến triển từ nhẹ đến nặng. Bạn đang có những biểu hiện bệnh và không biết đang thuộc mức độ nào, mức độ đó có nguy hiểm hay không? Bạn chưa biết phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích về các mức độ mỡ máu cao và cách phòng ngừa bệnh.
1. Các mức độ mỡ máu cao
Dựa vào giai đoạn bệnh máu nhiễm mỡ cao chia làm 3 giai đoạn: Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, hay còn gọi các giai đoạn này là mỡ máu cao độ 1, độ 2, độ 3. Ba mức độ này thể hiện sự tăng lên của các dấu hiệu, mức độ nguy hiểm, cũng như cách điều trị từ thay đổi lối sống đến dùng thuốc.
1.1. Mỡ máu cao mức độ 1
Mỡ máu cao độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh máu nhiễm mỡ, các chỉ số mỡ máu như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và Triglycerid tăng nhẹ. Thường các biểu hiện chưa nhiều, chưa có các biến chứng nguy hiểm.
Khó phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này, nhưng khi phát hiện được bệnh thay đổi chế độ ăn và lối sống để giảm thiểu lượng mỡ trong máu. Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các thảo dược giúp bệnh nhân nhanh đưa chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra bệnh giai đoạn này thì bệnh âm thầm kéo dài đến 2-3 năm chuyển sang độ 2.
1.2. Mỡ máu cao mức độ 2
Ở giai đoạn này các chỉ số mỡ máu đã tăng hơn mức bình thường. Người bệnh đã có các dấu hiệu của bệnh cũng rõ hơn như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, hồi hộp… cũng xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa…
Việc điều trị giai đoạn này gặp nhiều khó khăn hơn ở độ 1, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phác đồ điều trị và thay đổi lối sống. Một số loại thuốc như nhóm thuốc statin, fibrate, Omega 3,… giúp giảm mỡ máu, hay sử dụng hiện nay. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu.
1.3. Mỡ máu cao mức độ 3
Mức độ 3 là mức độ nặng nhất của bệnh mỡ máu cao, cũng là mức độ nguy hiểm nhất. Bởi vì tại mức độ này các chỉ số tăng mạnh nhất có khi mất kiểm soát, gây khó khăn khi điều chỉnh về mức bình thường. Các biểu hiện bệnh trở nên nặng hơn:
- Các cơn đau thắt ngực thường xuyên,
- Đau đầu, chóng mặt
- Sưng và tê chân tay
- Da và niêm mạc vàng
- Ăn uống không tiêu, táo bón
Các biến chứng nặng cũng đã xuất hiện như:
- Nhồi máu cơ tim
- Tai biến mạch máu não
- Viêm tắc các mạch chi dưới (không đi lại được)
- Có thể dẫn đến tử vong.
Từ mức độ 1 đến độ 2 bệnh máu nhiễm mỡ vẫn tiến triển hàng ngày nếu như không có các biện pháp khắc phục. Để hạn chế quá trình phát triển bệnh hoặc phòng tránh bệnh có rất nhiều các biện pháp phòng ngừa. Tiếp sau đây bài viết đề cập đến vấn đề này.
2. Cách phòng ngừa máu nhiễm mỡ tiến triển cấp độ
Mỡ máu cao là bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện sớm có thể phòng ngừa mỡ máu tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách phòng và giảm máu nhiễm mỡ để bạn tham khảo.
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống có thể giảm mỡ máu, vì chủ yếu mỡ trong máu đều được đưa vào cơ thể qua con đường tiêu hóa. Chế độ ăn khoa học gồm có:
- Lựa chọn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, các loại đậu,…
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo không no: các loại cá, thịt trắng (thịt gà, thịt ngan), dầu thực vật,…
- Tránh thực phẩm chứa chất no: đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, các loại bánh ngọt, mì ăn liền, thịt mỡ,…
- Tránh đường và và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo, ngô, các loại bánh từ bột mì,…
2.2. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần giảm lượng mỡ thừa và tạo ra nhiều chất béo tốt (HDL-cholesterol).
- Hạn chế hoặc không ăn sau 20h tối. Nếu việc ăn uống sau thời gian đó sẽ ảnh hưởng đến dư thừa lượng mỡ và hệ tiêu hóa, cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Việc thức khuya khiến cho các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi, cơ thể mệt mỏi, cũng là nguyên nhân gây tăng mỡ máu.
- Rượu, bia và thuốc lá là yếu tố độc, hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gan, mật, đặc biệt là khi có mỡ máu cao.
- Thói quen thể dục, thể thao thường xuyên vừa tăng cường sức khỏe, vừa giúp tinh thần thoải mái, vui tươi, tích cực. Đặc biệt là thể dục, thể thao giúp tim khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh mỡ máu.
2.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Lipitrix
Ngoài thuốc, các biện pháp thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh thì sử dụng thảo dược là biện pháp làm giảm mỡ máu, hạn chế tăng mức độ tiến triển của bệnh máu nhiễm mỡ và không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm hỗ trợ cho người mỡ máu cao là sản phẩm Lipitrix. Với thành phần:
- Tỏi đen: Có tác dụng giảm lipid toàn phần, phospholipid và triglycerid trong huyết thanh và gan
- Lá sen có chứa nhiều các chất polyphenol và flavonoid có tác dụng giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch.
- Sơn tra có chứa polyphenol có tác dụng giảm mỡ máu và kiểm soát mỡ máu. Bên cạnh đó sơn tra còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, tăng huyết áp – các biến chứng của bệnh mỡ máu cao.
Tất cả các thành phần đều có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Sản phẩm lại được sản xuất bằng ứng dụng công nghệ enzym hiện đại. Công nghệ enzym vẫn giữ nguyên các hoạt chất, tăng cường quá trình tách các chất ra khỏi thảo dược. Từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất, và cho ra sản phẩm tốt nhất.
Trên đây là các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa tiến triển của bệnh mỡ máu cao. Hy vọng có thể giúp mọi người cải thiện được sức khỏe tốt nhất.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào