CELLCHAIN LIPITRIX

Phương pháp thường được ưu tiên hàng đầu trong việc chữa trị các vấn đề về rối loạn lipid máu là xây dựng cho người bệnh một lối sống ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Tuy nhiên phương pháp này không thực sự hiệu quả ở hầu hết trường hợp. Khi đó, các bác sĩ của chúng ta thường chỉ định các loại thuốc để có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Trong bài viết này mời bạn cùng tìm hiểu các nhóm thuốc điều trị chứng rối loạn lipid máu phổ biến đó, cũng như những lưu ý khi sử dụng.

Rối loạn lipid máu là gì?

Tình trạng cơ thể bị gia tăng nồng độ chất béo có hại và giảm đi những chất béo có lợi trong máu.

Tình trạng cơ thể bị gia tăng nồng độ chất béo có hại và giảm đi những chất béo có lợi trong máu.

Rối loạn lipid máu là tình trạng cơ thể bị gia tăng nồng độ chất béo có hại và giảm đi những chất béo có lợi trong máu. Các loại chất béo chính gồm có Cholesterol và Triglyceride.

Có hai loại Cholesterol chính là  Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và Lipoprotein mật độ cao (HDL).

  • Cholesterol HDL được coi là loại Cholesterol “tốt” vì giúp loại bỏ Cholesterol từ các mạch máu.
  • Cholesterol LDL là loại Cholesterol “xấu”. Bởi nó bám vào các mạch máu và ngăn chặn lưu lượng máu chảy bên trong cơ thể. Sự tắc nghẽn này khiến cho tim phải làm việc khó khăn hơn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn.

Các nhóm thuốc trị rối loạn lipid máu phổ biến

Chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống sinh hoạt có thể sẽ không hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Trong trường hợp đó, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các loại thuốc để  làm giảm lipid máu. Dưới đây là phân tích về một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay.

 

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay.

 

Statin

Thuốc Statin giúp làm giảm lượng Cholesterol dư thừa và hoạt động sản xuất Cholesterol trong gan. Statin sẽ rất hiệu quả trong việc giảm mức Cholesterol LDL và cải thiện một chút mức độ Cholesterol HDL. Một số loại thuốc về Statin có thể kể đến như:

  • Atorvastatin (Lipitor)
  • Fluvastatin (Lescol)
  • Lovastatin (Altoprev và Mevacor)
  • Pitavastatin (Livalo)
  • Pravastatin (Pravachol)
  • Canxi rosuvastatin (Crestor)
  • Simvastatin (Zocor)

Tránh dùng thuốc Statin nếu bạn mắc bệnh gan hoặc đang mang thai. Bạn cũng nên tránh uống nước ép bưởi trong khi dùng thuốc này.

Tác dụng phụ của Statin bao gồm:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Đau bụng
  • Đau cơ

Statin cũng có thể được kết hợp với các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn bao gồm:

  • Lovastatin với Niacin (Advicor)
  • Simvastatin với Ezetimibe (Vytorin)
  • Atorvastatin với Amlodipine (Caduet)

Không nên dùng Vytorin hoặc Advicor nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc đang cho con bú hoặc có tiền sử bệnh gan. Tương tự khi dùng thuốc đơn lẻ với Statin, không được uống nước ép bưởi trong khi dùng các loại thuốc kết hợp này. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Nhức đầu
  • Đau bụng
  • Đỏ mặt và cổ
  • Tim đập nhanh
  • Mồ hôi

Thuốc gắn axit mật

Thuốc này được chỉ định để làm giảm Cholesterol LDL. Cơ thể chúng ta sử dụng Cholesterol để tạo mật thông qua quá trình tiêu hóa. Đúng như tên của nó, loại thuốc này hoạt động bằng cách liên kết với các axit mật. Điều này ngăn mật được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra nhiều axit mật. Điều này khiến cơ thể ngày càng sử dụng nhiều Cholesterol hơn và khiến lượng Cholesterol trong máu ngày càng giảm. Một số loại thuốc gắn axit mật bao gồm:

  • Cholestyramine (Locholest, Prevalite, và Questran)
  • Colesevelam (Welchol)
  • Colestipol (Colestid)

Những người có vấn đề về gan hoặc túi mật nên tránh sử dụng các loại thuốc này. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Táo bón
  • Khí
  • Buồn nôn

Chất ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc

Chất ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc giúp điều trị rối loạn lipid máu LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của nó bởi ruột.Chất ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc giúp điều trị rối loạn lipid máu LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của nó bởi ruột.

Chất ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc giúp điều trị rối loạn lipid máu LDL

 

Thuốc Ezetimibe được chỉ định cho những người bị tăng Cholesterol LDL. Chất ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc giúp điều trị rối loạn lipid máu LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của nó bởi ruột.

Lưu ý: Thuốc chống chỉ định cho người bị bệnh gan.

Thuốc Ezetimibe thường ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh, nhưng một số cơ địa vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày
  • Mệt mỏi
  • Đau khớp
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi

Fibrate

Fibrates có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác, giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu bằng cách làm giảm lượng chất béo trung tính và gia tăng Cholesterol HDL. Một số loại thuốc thuộc nhóm Fibrates bao gồm:

  • Clofibrate (Atromid-S)
  • Gemfibrozil (Lopid)
  • Fenofibrate (Antara, Lofibra, và Triglide)

Những người có vấn đề về thận, bệnh túi mật, hoặc bệnh gan không nên sử dụng thuốc Fibrates. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày

Lưu ý: Khi sử dụng kết hợp với thuốc Statin, Fibrates có thể sẽ làm tăng khả năng bị tác dụng phụ đau cơ hơn.

Axit béo Omega-3 (Dầu cá)

Axit béo Omega-3 trong toa thuốc thường được biết đến là Lovaza, có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu rất cao (thường trên 500 ml / dL). Axit béo Omega-3 cũng thường đươc thấy ở dạng thực phẩm bổ sung, nhưng thường ở liều thấp và mang lại hiệu quả kém hơn. Một số tác dụng phụ có thể sẽ gặp phải bao gồm:

  • Đau lưng
  • Tiêu chảy
  • Các triệu chứng cảm cúm
  • Đau bụng
  • Phát ban da
  • Nhiễm trùng

Niacin (Axit Nicotinic)

Niacin giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu bằng cách thúc đẩy gia tăng Cholesterol HDL, giảm mức độ Cholesterol LDL và chất béo trung tính.

Khi được sử dụng kết hợp với thuốc Statin, Niacin có thể làm tăng nồng độ Cholesterol HDL từ 30% trở lên.

Mặc dù bạn có thể mua Niacin mà không cần toa của bác sĩ, tuy nhiên những liều thuốc không kê đơn này thường không có hiệu quả cao trong việc điều trị rối loạn lipid máu.

Niacin là loại thuốc hiện nay thường được dành riêng cho những người không thể chịu đựng được việc điều trị bằng thuốc Statin do những tác dụng phụ của nó.

Ví dụ về một số loại thuốc Niacin được kê theo toa bao gồm:

  • Niacor (Niacor)
  • Niaspan (Niaspan)

Lưu ý: Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng Niacin, bởi thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu khi sử dụng.

Các tác dụng phụ khác có thể gặp phải như:

  • Đỏ mặt và cổ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Vàng da, vàng mắt
  • Tăng men gan
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Ngứa da
  • Ngứa ran ở chân và lòng bàn chân

Trên đây là một số nhóm thuốc phổ biến trong việc trị rối loạn lipid máu sẽ giúp bạn trang bị thêm được những kiến thức và thông tin cho mình hoặc người thân cho việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Trong thời gian điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất. Bên cạnh đó ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh cũng cần xây dựng cho mình t lối sống ăn uống, sinh hoạt khoa học và lânh lânh để hỗ trợ hiệu quả công dụng của thuốc cũng như phòng ngừa được căn bệnh trong tương lai và ngày càng sống vui khỏe hơn.

 

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33