CELLCHAIN LIPITRIX

Mỡ máu cao được phát hiện và chẩn đoán qua các thông số. Các chỉ số máu nhiễm mỡ đó là gì? Mức bình thường của chúng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cung cấp các biện pháp điều trị dành cho người bệnh.

1. Chỉ số máu nhiễm mỡ là gì?

Mỡ máu gồm nhiều thành phần khác nhau, được nhắc đến nhiều nhất là cholesterol. Đa phần mọi người đều nghĩ cholesterol là xấu. Nhưng thực tế chứng minh, chúng rất quan trọng đối với cơ thể như nguyên liệu sản xuất mô tế bào, hỗ trợ sinh nội tiết tố và góp mặt trong quá trình bài tiết trong gan.

Do cholesterol không tan trong nước, vì vậy chúng được đưa vào máu nhờ liên kết với lipoprotein. Nhờ vậy hình thành 3 loại cholesterol là:

  • HDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng cao.
  • LDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng thấp.
  • VLDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng rất thấp.

Và cholesterol chỉ gây hại khi xảy ra rối loạn lipid máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đặc biệt nghiêm trọng là đột quỵ.

Ngoài ra, triglycerid cũng là thành phần có mặt trong mỡ máu và liên quan đến các biến chứng trên.

Vì vậy, chỉ số máu nhiễm mỡ quan trọng gồm 4 thông số:

  • Cholesterol toàn phần.
  • Triglycerid.
  • LDL-cholesterol.
  • HDL-cholesterol.

Chỉ số máu nhiễm mỡ giúp phát hiện và chẩn đoán tình trạng bệnh

Chỉ số máu nhiễm mỡ giúp phát hiện và chẩn đoán tình trạng bệnh

2. Chỉ số mỡ máu thế nào là bình thường, bao nhiêu là cao?

Chỉ số mỡ máu gồm 3 chỉ số là: 

  • Cholesterol toàn phần
  • Chỉ số triglycerid
  • Chỉ số LDL-cholesterol
  • Chỉ số HDL-cholesterol

Chỉ số mỡ máu được coi là bình thường khi cả 4 chỉ số trên đều ở mức bình thường. Trong đó:

2.1. Cholesterol toàn phần

  • <200 mg/dL (5,1 mmol/L): Mức bình thường, nguy cơ bệnh tim mạch rất thấp.
  • 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Người bệnh đang có vấn đề sức khỏe, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Mức ranh giới của bệnh tim mạch và cần theo dõi thường xuyên.
  • >240 mg/dL (6,2 mmol/l): Nồng độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.

Chỉ số cholesterol toàn phần phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim mạch

2.2. Chỉ số triglycerid

  • <150 mg/dL (1,7 mmol/L): bình thường.
  • 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/L): đây là mức ranh giới cao.
  • 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): chỉ số triglycerid cao.
  • >500 mg/dL (>6 mmol/L): triglycerid trong máu rất cao, nguy cơ biến chứng tim mạch lớn.

Triglycerid trong máu cao cảnh báo các nguy cơ tim mạch

Triglycerid trong máu cao cảnh báo các nguy cơ tim mạch

2.3. Chỉ số LDL-cholesterol

  • Người trưởng thành:
    • <130 mg/dL (3,3 mmol/L): mức bình thường.
    • 130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L ): giới hạn cao.
    • 160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L ): mức cao.
    • >190 mg/dL (4,9 mmol/L ): chỉ số LDL trong máu rất cao.
  • Ở trẻ em:
    • <110 mg/dL (2,6 mmol/L): là mức bình thường.
    • 110 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L): mức giới hạn cao.
    • >130 mg/dL (>3,3 mmol/L): mức cao.

Chỉ số LDL-cholesterol phản ánh mức độ nguy cơ bệnh lý tim mạch

Chỉ số LDL-cholesterol phản ánh mức độ nguy cơ bệnh lý tim mạch

2.4. Chỉ số HDL-cholesterol

  • Mức bình thường:
    • Nữ: 50 – 59 mg/dL (1,3 – 1,5 mmol/L).
    • Nam: 40 – 50 mg/dL (1,0 – 1,3 mmol/L).
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: <40 mg/dL (<1,0 mmol/L).

HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch

HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch

3. Làm gì khi phát hiện chỉ số máu nhiễm mỡ cao?

3.1. Các phương pháp dùng thuốc

Hiện nay có 3 nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị mỡ máu cao.

Nhóm statin

  • Tác dụng: 
    • Giảm tổng hợp cholesterol trong gan.
    • Giảm cholesterol toàn phần, LDL, triglycerid và VLDL trong máu.
    • Hạ huyết áp.
    • Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Một số thuốc:
    • Lovastatin.
    • Simvastatin.
    • Atorvastatin.
    • Rosuvastatin.

Statin có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride hiệu quả

Statin giúp giảm mỡ máu và ngăn nguy cơ tim mạch

Nhóm thuốc fibrat

  • Tác dụng:
    • Làm giảm cholesterol toàn phần, LDL, VLDL và triglycerid.
    • Tăng nồng độ HDL (cholesterol có lợi cho cơ thể).
    • Ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Một số loại thuốc như:
    • Fenofibrat.
    • Ciprofibrat.
    • Bezafibrat.
    • Gemfibrozil.

Statin có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride hiệu quả

Nhóm thuốc fibrat giảm cholesterol, nguy cơ tim mạch

Niacin

Niacin thường được kê kết hợp với statin hoặc bệnh nhân không dung nạp với statin. Đây là vitamin tan trong nước giúp:

  • Ức chế sản xuất lipoprotein tại gan.
  • Giảm LDL và tăng HDL.

Niacin kết hợp với statin điều trị mỡ máu hiệu quả

Niacin kết hợp với statin điều trị mỡ máu hiệu quả

3.2. Các phương pháp không dùng thuốc

3.2.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát mỡ máu và nâng cao sức khỏe tim mạch. Những thực phẩm nên tránh như: Thịt đỏ, mỡ động vật, rượu bia, đường, nước ngọt, thuốc lá, muối, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Người mỡ máu cao nên ăn những thực phẩm: Rau củ, trái cây, vừng, hạt dẻ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, uống nhiều nước.

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát mỡ máu

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát mỡ máu

3.2.2. Tăng cường vận động

Vận động thường xuyên giúp cải thiện chỉ số cholesterol. Đồng thời, nó còn có tác dụng tăng HDL và nâng cao sức khỏe thể chất. Chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục thường xuyên, 30 – 60 phút/lần. Tần suất có thể là 5 – 6 lần/tuần.

Các bài thể dục người bệnh có thể tham khảo như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc chơi môn thể thao mình thích để duy trì động lực.

Tăng cường vận động để đốt cháy mỡ thừa

Tăng cường vận động để đốt cháy mỡ thừa

3.2.3. Bỏ rượu bia, thuốc lá

Đây là hai “thủ phạm” gây bệnh thầm lặng. Vì vậy, từ bỏ rượu bia, thuốc lá để giảm cholesterol xấu, LDL, triglycerid và tăng HDL. Đồng thời, huyết áp của người bệnh cũng ổn định hơn. 

Bên cạnh đó, nó còn cải thiện và tránh được nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Nhờ đó, sức khỏe được nâng cao mỗi ngày.

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá để cải thiện tình trạng mỡ máu cao

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá để cải thiện tình trạng mỡ máu cao

3.2.5. Giảm cân

Các nghiên cứu đã chứng minh béo phì, thừa cân có liên quan đến mỡ máu cao. Nó làm tăng chỉ số cholesterol trong máu. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cũng tăng lên. 

Bạn nên thay đổi lối sống, ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động để giảm cân hiệu quả.

Giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc mỡ máu cao

Giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc mỡ máu cao

4. Lưu ý khi điều trị giảm chỉ số máu nhiễm mỡ

Quá trình điều trị mỡ máu là lâu dài. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau để bệnh tình cải thiện tốt:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không được ngừng thuốc khi chưa có chỉ định.
  • Xuất hiện tác dụng phụ của thuốc cần báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn hợp lý và tăng cường thể dục.
  • Thường xuyên thăm khám để nắm bắt tình trạng bệnh.
  • Sau khi chỉ số máu nhiễm mỡ về mức bình thường, bạn vẫn nên duy trì lối sống khoa học để hạn chế tái phát.

Việc đọc hiểu được các chỉ số máu nhiễm mỡ đó sẽ giúp người bệnh biết sơ qua tình trạng bệnh của mình. Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tốt hơn.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33