CELLCHAIN LIPITRIX

Bạn đang băn khoăn về các chỉ số mỡ máu cholesterol? Bạn muốn biết các chỉ số trên kết quả xét nghiệm là gì và liệu các chỉ số đó có đang ở mức nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin sơ bộ về các chỉ số mỡ máu cholesterol biện pháp cải thiện chỉ số mỡ máu giúp sức khỏe của bạn và người thân tốt hơn.

1. 3 chỉ số mỡ máu cholesterol

Để biết chỉ số mỡ máu cholesterol của bạn có cao hay không, bạn cần quan tâm đến 3 chỉ số quan trọng là: Chỉ số LDL – cholesterol (cholesterol “xấu”), chỉ số HDL – cholesterol (cholesterol “tốt”) và chỉ số Total Cholesterol – TC (cholesterol toàn phần).

1.1. Chỉ số mỡ máu LDL – cholesterol

LDL – Cholesterol (Low Density Lipoprotein – Cholesterol) là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, rất giàu cholesterol và cholesterol este. Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp chuyên chở phần lớn lượng cholesterol cung cấp cho tế bào.

Nồng độ LDL – cholesterol cao kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch làm tắc nghẽn, xơ vữa động mạch, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, thậm chí là tử vong. Vì vậy cần kiểm soát chỉ số này ở mức dưới 100 mg/dL, tương đương 5,1 mmol/L.

Chỉ số LDL cao làm giảm lưu thông máu

Chỉ số LDL cao làm giảm lưu thông máu

1.2. Chỉ số mỡ máu HDL – cholesterol

HDL – Cholesterol (High Density Lipoprotein – Cholesterol): là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, được tạo thành ở gan và ruột non, rất giàu protein và apoprotein. HDL vận chuyển cholesterol dư thừa ở các mô, cơ quan, mạch máu về gan, ở đây chúng được chuyển hóa thành acid mật.

HDL- cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc mạch. Đây là lý do nó được gọi là  cholesterol “tốt”. Nồng độ HDL được khuyên nên duy trì là trên 60 mg/dL, tương đương 1,5 mmol/L

HDL - Cholesterol giống như những người lao công tích cực và thân thiện dọn sạch cholesterol “xấu”

HDL – Cholesterol giống như những người lao công tích cực và thân thiện dọn sạch cholesterol “xấu”

1.3. Chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần

Chỉ số cholesterol toàn phần (Total Cholesterol-TC) là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ nhiễm mỡ của máu.

Total Cholesterol = LDL-cholesterol + HDL-cholesterol + 20% triglyceride

Để biết tình trạng mỡ máu của cơ thể, bạn cần so sánh các chỉ số mỡ máu cholesterol trên kết quả xét nghiệm với chỉ số tương tự ở mức bình thường. 

Bạn có thể tham khảo bảng đánh giá sơ bộ dưới đây:

chi-so-mo-mau-cholesterol

2. Chỉ số mỡ máu cholesterol tăng cao có nguy hiểm không? 

Khi chỉ số mỡ máu cholesterol ở mức nguy cơ cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng đến không chỉ một mà nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể:

2.1. Hệ thống tim mạch và tuần hoàn máu

Cholesterol tăng cao làm tích tụ các mảng bám trên thành mạch máu có thể gây tắc mạch, xơ vữa động mạch, cản trở sự lưu thông máu tới các bộ phận quan trọng như tim, não,…dẫn đến những biến cố nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

Cholesterol cao gây xơ vữa động mạch

Cholesterol cao gây xơ vữa động mạch

2.2. Hệ thống nội tiết

Cholesterol đóng vai trò quan trọng để sản xuất ra một số loại hormon trong đó có estrogen. Ở nữ giới, nồng độ estrogen tăng trong chu kỳ kinh nguyệt làm cho HDL – cholesterol tăng, LDL – cholesterol giảm. Điều này cũng khiến tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên sau thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm xuống.

Nguy cơ cholesterol cao ở phụ nữ

Nguy cơ cholesterol cao ở phụ nữ

2.3. Hệ thần kinh

Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh giúp não bộ hoạt động và giao tiếp tốt. Khi cholesterol “xấu” – LDL cholesterol dư thừa làm giảm lưu thông máu lên não dẫn tới gián đoạn hoạt động của não bộ, thậm chí mạch máu não có thể bị tắc nghẽn gây ra đột quỵ não. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ của não bộ,dễ mắc bệnh Alzheimer.

Cholesterol gây nên các tổn thương ở não bộ

Cholesterol gây nên các tổn thương ở não bộ

2.4. Hệ thống tiêu hóa

Cholesterol trong cơ thể được gan chuyển hóa và tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, hấp thu các vitamin. Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng khiến mật được sản xuất ra với số lượng lớn,dễ hình thành sỏi mật làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

3. Cần làm gì khi có chỉ số mỡ máu cholesterol tăng cao

Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn có chỉ số cholesterol cao. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị và có những biện pháp điều chỉnh thói quen sống để kiểm soát chỉ số mỡ máu.

3.1. Thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa

Chất béo bão hòa (saturated fat) là các axit béo bão hòa không có liên kết đôi khi sử dụng quá nhiều làm tăng cholesterol xấu trong máu (LDL – cholesterol) gây nên các bệnh tim mạch.

Chất béo bão hòa có trong các thực phẩm:

 

  • Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt gà,… 
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, sữa nguyên chất, bơ, phô mai,… 
  • Các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ…

Chất béo không bão hòa gồm:

  • Chất béo không bão hòa đơn: 
    • Dầu oliu, dầu lạc..
    • Quả bơ
    • Các loại hạt, các loại đậu…
  • Chất béo không bão hòa đa:
    • Axit béo omega-3: Các loại cá béo như cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích; hàu; hạt chia; hạt lanh và dầu hạt lanh;…
    • Axit béo omega-6: Các loại dầu như dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu óc chó, dầu bắp..

3.2. Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe trái tim và tăng cường lưu thông máu.Các chuyên gia chỉ ra rằng, vận động giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, giảm được chỉ số cholesterol trong máu, giúp tăng mức HDL và giảm huyết áp.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sở thích, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, đọc sách báo, tập yoga… hoặc các môn bơi lội, nâng tạ…Dù môn thể thao bạn chọn là gì, hãy nhớ tập thường xuyên, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.

3.3. Từ bỏ hút thuốc, rượu, bia

Thuốc lá, rượu, bia, đều là những sản phẩm gây hại cho sức khỏe. Nó có thể làm tình trạng mỡ máu của bạn xấu hơn do làm tăng chỉ số cholesterol và huyết áp. Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng chúng.

3.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sống hàng ngày tốt cho cơ thể, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu.

Lipitrix – sản phẩm tối ưu giúp hỗ trợ ổn định mỡ máu

Lipitrix là kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi và ThS. Dương Thị Mộng Ngọc cùng các cộng sự tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Với các thành phần thảo dược: Hoa Hòe, Lá Muồng Trâu, Thân Rễ Nghệ và Rễ Ngưu Tất, Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mỡ máu và xơ vữa động mạch. Với công nghệ chiết xuất hiện đại, phức hợp 4 thảo dược quý, Lipitrix đem đến hiệu quả ngoài mong đợi, cải thiện chỉ số HDL nhanh hơn việc sử dụng thảo dược thông thường. 

Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết được chỉ số mỡ máu cholesterol gồm những gì, mức độ nguy hiểm và những biện pháp cải thiện chỉ số mỡ máu.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

 

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33