CELLCHAIN LIPITRIX

Chỉ số mỡ máu HDL thể hiện lượng mỡ máu tốt và có lợi cho cơ thể. Chỉ số này càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng nhỏ và ngược lại. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Chỉ số mỡ máu HDL là gì?

HDL là từ viết tắt của lipoprotein mật độ cao – High Density Lipoprotein. Đây là một chỉ số khá quan trọng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng mỡ máu của cơ thể. Chỉ số này thấp biểu hiện cho việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

HDL – Cholesterol được xem như những người lao công tích cực và thân thiện. Theo dòng chảy của máu, nó “quét sạch” cholesterol xấu trên mọi nẻo đường đưa về gan chuyển hóa hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

HDL-Cholesterol

HDL – Cholesterol – những người lao công tích cực và thân thiện

Ngoài ra, nó còn tạo thành một lớp bảo vệ thành mạch và các tế bào nội mô. Từ đó giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc tình trạng xơ vữa động mạch và phòng ngừa mắc các bệnh tim mạch khác, đặc biệt là đột quỵ. 

Do đó, chỉ số mỡ máu HDL là chỉ số mỡ máu tốt và có lợi, có vai trò loại bỏ cholesterol xấu tích tụ trên thành mạch và các tế bào nội mô và bảo vệ sức khỏe.

2. Chỉ số mỡ máu HDL bao nhiêu lý tưởng?

Chúng ta biết rằng chỉ số mỡ máu HDL là một chỉ số tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ số này có giá trị bao nhiêu thì tốt, bao nhiêu thì lý tưởng và bao nhiêu thì xấu? 

Thông thường, chỉ số HDL – cholesterol được đo bằng đơn vị miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lit (mmol/L). Ở người có sức khỏe bình thường, nó có giá trị trung bình trên 40 mg/dL. 

Chỉ số mỡ máu HDL có một sự chênh lệch nhỏ giữa đàn ông và phụ nữ.

HDL-ly-tuong

Chỉ số mỡ máu HDL lý tưởng

HDL-ly-tuong-1

Nói chung, chỉ số HDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng nhỏ và ngược lại.

3. Nguyên nhân gây giảm chỉ số mỡ máu HDL

Hiện nay, tình trạng giảm chỉ số mỡ máu HDL diễn ra khá phổ biến. Nó không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Điều này xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân. 

  • Do béo phì: Béo phì sẽ làm lượng cholesterol xấu trong cơ thể tăng lên đồng thời lượng cholesterol tốt bị giảm đi. Từ đó, gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mỡ máu tăng cao.
  • Do thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia: Thuốc lá và rượu bia sẽ làm giảm mạnh nồng độ HDL trong cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó còn làm cho cơ thể tăng cân, tích mỡ, tăng khả năng mắc các bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
  • Do lười vận động: Nếu bạn chỉ nằm hay ngồi một chỗ trong thời gian dài, không chịu vận động, các cholesterol xấu sẽ tích tụ và tăng dần lên, tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.
  • Do yếu tố di truyền: Đây cũng là một lý do quan trọng không thể bỏ qua. Nếu bạn có người thân, bố mẹ hay ông bà mắc các bệnh chuyển hóa, đặc biệt là mỡ máu, thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ của bạn sẽ cao hơn người bình thường.
  • Do chế độ dinh dưỡng: Bạn ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo xấu hoặc những loại đồ ăn nhanh sẽ làm cho nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể tăng lên, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường hay bệnh liên quan đến hormon tuyến giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc suy giảm chỉ số mỡ máu HDL, tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ. 
  • ………..
thuoc-la-mo-mau

Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mỡ máu cao

Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mỡ máu cao

Nhìn chung, phần lớn nguyên nhân gây giảm chỉ số mỡ máu HDL là do lối sống và chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh. Từ đó, ngày càng làm gia tăng tình trạng mắc bệnh máu nhiễm mỡ và các bệnh lý tim mạch hơn.

4. Chỉ số mỡ máu HDL thấp gây bệnh gì?

Chỉ số mỡ máu HDL thấp làm cho các cholesterol xấu tích tụ trong cơ thể không được loại bỏ, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Các cholesterol xấu này sẽ bám chặt vào thành mạch và các mô tế bào. Nó làm cho thành mạch dần trở nên cứng hơn và dày hơn. Dần dần, nó sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, làm đường kính của các mạch máu nhỏ dần, cản trở dòng chảy của máu. Khi các mảng xơ vữa này đủ lớn, nó sẽ làm tắc nghẽn mạch máu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Từ đó, gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. 

cholesterol-xau

Các cholesterol xấu bám vào thành mạch gây cản trở dòng chảy của máu

Các cholesterol xấu bám vào thành mạch gây cản trở dòng chảy của máu

Một số biến chứng nguy hiểm do xơ vữa động mạch gây ra như:

  • Huyết áp cao: mỡ máu cao làm lưu thông máu kém, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để tăng lực tống máu, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
  • Đau thắt ngực, suy tim: do các mảng xơ vữa cản trở đường lưu thông của máu, gia tăng thêm áp lực lên thành mạch. 
  • Đột quỵ: các mảnh xơ vữa và cục máu đông làm tắc mạch máu, máu không lên được não để cung cấp dưỡng chất và oxy dẫn đến xuất hiện cơn đột quỵ.

Vậy nên, bạn cần đặc biệt chú ý và cẩn thận khi chỉ số mỡ máu HDL thấp vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có thể gây ra các biến chứng khôn lường, thậm chí là tử vong.

5. Cách cải thiện chỉ số mỡ máu HDL

Nếu chỉ số mỡ máu HDL giảm, bạn hoàn toàn toàn có thể cải thiện được bằng việc kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo. 

5.1. Thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chất béo bão hòa nếu bổ sung quá 6% lượng calo mỗi ngày sẽ vô cùng có hại đối với sức khỏe. Nó làm tăng lượng mỡ xấu gây tăng cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu và cả bệnh lý tim mạch. Vậy nên các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa là một lựa chọn thay thế tuyệt vời.

  • Một số thực phẩm chứa chất béo bão hòa cần hạn chế như: thức ăn nhanh, đồ chiên rán, trứng, mỡ gia súc gia cầm, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa nguyên kem, bơ,… 
  • Một số thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: các loại hạt (hạt chia, hạt hướng dương, óc chó, hạt gai dầu,..), các loại cá (cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,…), các loại đậu,…
chat-beo-co-loi

Chất béo có lợi và chất béo có hại cho mỡ máu

5.2. Tăng cường tập thể dục

Để cải thiện chỉ số HDL trong cơ thể, bạn nên tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng chuyển hóa và loại bỏ mỡ xấu ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, cơ thể sẽ luôn khỏe khoắn, dẻo dai và giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, mỡ máu hay các bệnh lý tim mạch.

tap-the-duc-HDL

Tập thể dục mỗi ngày cải thiện chỉ số mỡ máu HDL

Mặc dù tập thể dục là có lợi nhưng bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 đến 60 phút để vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, đạp xe đạp, nhảy dây, tập dưỡng sinh, yoga… 

Duy trì liên tục và đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ. 

5.3. Từ bỏ hút thuốc, rượu, bia.

Như đã nêu ở trên, việc hút thuốc lá, uống rượu bia ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa và gia tăng tình trạng mỡ máu. Vậy nên từ bỏ thuốc lá, rượu, bia là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

tu-bo-thuoc-la-mo-mau

Từ bỏ thuốc lá, rượu, bia để cải thiện chỉ số mỡ máu

Từ bỏ thuốc lá, rượu, bia để cải thiện chỉ số mỡ máu 

5.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu

Bên cạnh những biện pháp trên, có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu để cải thiện chỉ số HDL trong cơ thể. Trong đó, Lipitrix được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp tuyệt vời dành cho người mắc bệnh mỡ máu.

lipitrix-giam-mo-mau

Lipitrix – Sản phẩm chuyên biệt cho người mỡ máu

Lipitrix là một sản phẩm chuyên biệt cho người mỡ máu cao, có chứa phức hợp 4 thảo dược quý (Hoa Hòe, Lá Muồng Trâu, Thân Rễ Nghệ và Rễ Ngưu Tất). Sự hiệp đồng tác dụng của từng thành phần có trong sản phẩm đem đến hiệu quả tối ưu:

  • Hoa hòe: có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol, tăng cường bảo vệ thành mạch và phòng ngừa ĐỘT QUỴ
  • Lá muồng trâu: có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ, bảo vệ gan và tim mạch. 
  • Thân rễ nghệ: Giảm mỡ xấu trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ các tế bào cơ tim
  • Rễ ngưu tất: giảm cholesterol và triglycerid trong máu, duy trì và ổn định huyết áp. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y dược TP.HCM cùng phương pháp Invitro và in vivo tại trung tâm Sâm & Dược liệu TP.HCM. Nhờ vậy, Lipitrix đem đến hiệu quả ngoài mong đợi, cải thiện chỉ số HDL nhanh hơn việc sử dụng thảo dược thông thường. 

 

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào ý nghĩa của chỉ số HDL, những ảnh hưởng khi chỉ số này tăng lên hay giảm xuống và cả những biện pháp cải thiện nó.

Ngoài ra, để được tư vấn kỹ hơn về chỉ số xét nghiệm mỡ máu HDL, bạn vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33