CELLCHAIN LIPITRIX

Bạn mắc bệnh máu nhiễm mỡ và có chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao? Trên thực tế, chỉ số này có tác động không nhỏ đến sức khỏe của bạn, thậm chí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, bạn cần chú ý và phát hiện kịp thời để có biện pháp xử trí và phòng ngừa. Để biết rõ hơn về chỉ số này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây!

1. Chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần là gì?

Cholesterol là chất béo có trong các cơ quan và máu trong cơ thể, có tới 80% lượng cholesterol được tổng hợp bởi gan và 20% còn lại được cung cấp bởi chính thức ăn hàng ngày. 

Nguồn gốc Cholesterol trong cơ thể

Đây là một thành phần nắm giữ một vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Ở người bình thường, Cholesterol nắm vai trò giúp cơ thể ổn định, hoạt động và phát triển một cách bình thường. Đặc biệt, khi chỉ số này tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mỡ máu và tim mạch. 

Vậy nên, mỡ máu cholesterol toàn phần cũng là một chỉ số thường được sử dụng trong chẩn đoán và đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể.

mo-mau-Cholesterol-toan-phan

Mỡ máu Cholesterol toàn phần

Mỡ máu cholesterol toàn phần định lượng bằng tổng của lượng chất béo tốt HDL Cholesterol, lượng chất béo xấu LDL Cholesterol và 20% lượng chất béo trung tính Triglyceride có trong cơ thể hoặc có thể đo bằng cách xét nghiệm máu trực tiếp. 

  • Chất béo tốt HDL Cholesterol: có nhiệm vụ quét sạch, loại bỏ cholesterol xấu tích tụ trên thành mạch và các tế bào nội mô. Lượng HDL cholesterol trong cơ thể càng cao thì càng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu hay các bệnh lý tim mạch.
  • Chất béo xấu LDL Cholesterol: có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu hàm lượng LDL Cholesterol tăng lên sẽ lắng đọng ở thành mạch và tế bào nội mô, làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch hoặc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.
  • Chất béo trung tính Triglyceride: thường được chuyển hóa để tạo năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, Triglyceride liên quan đến các bệnh lý mạch vành hay tim mạch khi chỉ số này trong cơ thể tăng lên. 

Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, chỉ cần một trong ba chỉ số này biến đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số cholesterol toàn phần cũng như sức khỏe của chính bạn.

2. Chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao?

Để đọc và hiểu được một kết quả xét nghiệm mỡ máu, đặc biệt là chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần, bạn nên biết chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần bao nhiêu là ở mức bình thường, bao nhiêu ở mức ranh giới và bao nhiêu là ở mức nguy cơ cao mắc các bệnh mỡ máu, tim mạch. Hãy theo dõi bảng kết quả dưới đây để nắm rõ hơn tình trạng của mình.

bang-mo-mau-32

Từ bảng trên, mỗi mức độ mỡ máu sẽ đem đến những thông tin khác nhau về trạng thái sức khỏe của bạn.

  • Mức bình thường: được xem là mức độ lý tưởng, sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt nhất.
  • Mức ranh giới: sức khỏe của bạn bình thường nhưng bạn cần để ý hơn nề nếp sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống, luyện tập của mình để duy trì chỉ số luôn ổn định.
  • Mức nguy cơ cao: Ở mức độ này, bạn đang gặp nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý và biến chứng tim mạch, mỡ máu. Vậy nên, cần thăm khám thường xuyên và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số mỡ máu toàn phần

Chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố phổ biến như:

  • Chế độ ăn uống: Bạn ăn những thực phẩm có chứa nhiều Cholesterol như trứng, mỡ và nội tạng động vật,… trước khi làm xét nghiệm sẽ gây sai lệch kết quả. Tốt nhất bạn nên nhịn ăn 8 tiếng, có thể uống nước lọc nhưng không dùng rượu bia và các chất kích thích trong vòng 24 tiếng trước khi làm xét nghiệm mỡ máu.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh lý: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc tiểu đường, vitamin D, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm,.. có thể sẽ làm sai lệch kết quả mỡ máu.
  • Sự ảnh hưởng của mùa: mùa hè thường có chỉ số mỡ máu thấp hơn khoảng 8 đến 10% so với mùa đông. Nguyên nhân phần lớn do cơ thể vận động nhiều hơn vào mùa hè, dẫn tới tăng cường tiêu thụ lượng calo hơn, từ đó chỉ số mỡ máu cũng nhỏ hơn.
an-trung-mo-trong-mau

Ăn nhiều trứng làm sai lệch chỉ số Cholesterol trong máu

Vì vậy, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu, bạn nên chú ý những yếu tố trên để có những kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Đồng thời bạn nên báo lại các bệnh lý mình đang mắc phải cũng như các loại thuốc bạn đang điều trị để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác hơn.

4. Nguyên nhân dẫn tới chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần tăng cao

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần bị tăng cao, phải kể đến như:

  • Do béo phì: Khi bạn béo phì, chỉ số mỡ tốt HDL Cholesterol sẽ bị giảm đi, chỉ số mỡ xấu LDL Cholesterol sẽ tăng lên kéo theo việc tăng chỉ số Cholesterol. Từ đó, làm cơ thể tăng nguy cơ mắc mỡ máu, các bệnh lý tim mạch hơn.
  • Do thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia: điều này sẽ làm rối loạn các chỉ số mỡ máu, đặc biệt làm tăng lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể, tăng khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
  • Do lười vận động: nếu bạn lười vận động, tập luyện, mỡ trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa và loại trừ ra khỏi cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Do di truyền: nếu người thân trong gia đình bạn đang gặp phải tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, các bệnh chuyển hóa thì khả năng bạn mắc phải cũng cao hơn những người bình thường.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress: khi bạn bị áp lực thường xuyên, sẽ làm bạn luôn mệt mỏi, lười vận động, ngoài ra còn ăn nhiều hơn. Do đó, bạn có thể bị tăng chỉ số mỡ máu cholesterol, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. 
cang-thang-mo-mau

Căng thẳng, Stress thường xuyên tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số mỡ máu toàn phần.

5. Mỡ máu toàn phần tăng cao gây những bệnh gì?

Chỉ số mỡ máu tăng cao là một trong những nguyên nhân chính tạo nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này di chuyển theo dòng chảy lưu thông của máu trong lòng mạch, gây ra hiện tượng tắc nghẽn, từ đó dẫn đến các bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm như:

  • Đau thắt ngực, suy tim: các mảng xơ vữa trong lòng mạch cản trở dòng lưu thông của máu, từ đó gia tăng thêm áp lực lên thành mạch, gây ra những cơn đau ngực. Tình trạng này kéo dài thường xuyên, tim phải hoạt động quá nhiều dẫn tới suy tim.
  • Đột quỵ: các mảng xơ vữa hình thành nên các cục máu đông làm tắc mạch khiến máu không lên được não. Các tế bào não không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy sẽ dẫn đến cơn đột quỵ.
  • Huyết áp cao: mỡ máu bám vào thành mạch làm mạch máu trở nên dày hơn, hẹp hơn và kém đàn hồi. Lưu thông máu kém đi khiến tim phải tích cực co bóp để tăng tống máu, dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch gây tăng huyết áp.
mo-mau-suy-tim

Mỡ máu toàn phần tăng cao có thể gây đau thắt ngực, suy tim

Các biến chứng nguy hiểm này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong. Vậy nên, bạn cần đặc biệt chú ý cẩn thận. 

6. Cách cải thiện chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao

Các chỉ số mỡ máu, đặc biệt là khi chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần tăng cao là một điều không hề khó, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo:

6.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Để cải thiện chỉ số mỡ máu trong cơ thể, việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học thực sự rất quan trọng. Thay vì ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại, bạn nên lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ và các thực phẩm chứa ít chất béo.

thuc-pham-nguoi-mo-mau-nen-ạn

Thực phẩm người mỡ máu cao nên ăn và nên tránh

  • Những thực phẩm bạn nên ăn:
    • Rau xanh, hoa quả, các loại hạt,… những thực phẩm chứa ít calo hoặc nhiều chất xơ.
    • Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hoa cải,… thay thế các loại dầu mỡ có nguồn gốc từ động vật.
    • Ngoài ra, các loại cá như cá ngừ, cá trích, cá hồi,… cũng là một loại thực phẩm tốt sức khỏe.
  • Những thực phẩm bạn nên tránh: 
    • Những loại nội tạng, mỡ động vật hoặc thực phẩm có chứa chất béo bão hòa mà cơ thể khó chuyển hóa sẽ tích tụ nhiều cholesterol trong cơ thể gây bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
    • Những thực phẩm chiên rán ngập dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn cần hạn chế dùng do có chứa nhiều cholesterol gây tăng mỡ máu.
    • Rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích bạn không nên dùng vì chúng làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

6.2. Tăng cường tập thể dục

Chỉ số mỡ máu có thể cải thiện bằng cách tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng chuyển hóa và loại bỏ mỡ xấu ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, cơ thể sẽ luôn khỏe khoắn, dẻo dai và giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, mỡ máu hay các bệnh lý tim mạch.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình, không nên tập những bài tập quá sức gây phản tác dụng. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 50 đến 60 phút để vận động hoặc tập các bài tập vừa phải, nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, nhảy dây, tập dưỡng sinh, yoga… 

Đặc biệt, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ nếu duy trì tập luyện thể thao liên tục và đều đặn mỗi ngày.

6.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Cholesterol toàn phần

Bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu ngoài những biện pháp nêu trên để cải thiện chỉ số mỡ máu trong cơ thể. Trong đó, Lipitrix được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp tuyệt vời dành cho người mắc bệnh mỡ máu.

cellchain-lipitrix-mo-mau

Cell Chain Lipitrix – Sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu

Lipitrix được bào chế từ bốn loại thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc chữa mỡ máu như Hoa hòe, Lá muồng trâu, Rễ ngưu tất và Thân rễ nghệ. Trong đó:

  • Hoa hòe: có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol, tăng cường bảo vệ thành mạch và phòng ngừa ĐỘT QUỴ
  • Lá muồng trâu: có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ, bảo vệ gan và tim mạch. 
  • Thân rễ nghệ: Giảm mỡ xấu trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ các tế bào cơ tim
  • Rễ ngưu tất: giảm cholesterol và triglycerid trong máu, duy trì và ổn định huyết áp. 

Bên cạnh đó, Cell Chain Lipitrix đã được đội ngũ nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đặc biệt là các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành khẳng định độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm. 

Ngoài ra, sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y dược TP.HCM cùng phương pháp In vitro và In vivo tại trung tâm Sâm & Dược liệu TP.HCM.

Sử dụng Lipitrix đều đặn 2 viên/lần x 2 lần/ngày đem đến tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Qua những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những nguy hiểm mà chỉ số mỡ máu toàn phần gây ra, đồng thời các biện pháp phòng ngừa, xử trí chúng.

Vậy nên, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn đóng góp thêm thông tin về bệnh mỡ máu, vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33