Chữa bệnh tiểu đường và mỡ máu tại nhà với 6 cách đơn giản
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo chỉ số mỡ máu cao có nguy cơ tử vong tăng từ 2-6 lần so với người chỉ mắc một trong hai bệnh nếu không dùng thuốc điều trị và duy trì một lối sống hợp lý. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về biện pháp chữa bệnh tiểu đường và mỡ máu tại nhà với 6 cách đơn giản.
1. Áp dụng chế độ ăn kiểm soát tiểu đường và mỡ máu
1.1. Thực phẩm nên ăn
Omega3 là một acid béo không no có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp, hỗ trợ thần kinh,… Một số thực phẩm chứa nhiều omega3:
- Cá: Cá bơn, cá trích, cá thu, hàu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…
- Sữa và nước ép
- Ngũ cốc, hoa quả: Bánh mì, ngũ cốc, hạt lanh,hạt bí ngô, quả óc chó, hạt chia,…
- Rau củ: Bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ, đậu Hà Lan,…
- Dầu: Dầu canola, dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu óc chó,…
Chất xơ giúp cơ thể tăng cường hấp hấp thu các chất, ngăn ngừa thừa cân béo phì, rối loạn tiêu hóa và làm giảm cholesterol máu. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Bột yến mạch, táo, cà rốt, táo, chuối, quả mọng, lê nguyên vỏ, khoai lang,…
Ngoài ra, một số loại rau xanh có tác dụng làm giảm mỡ máu, chống oxy hóa và giảm các biến chứng tim mạch: Cải xoăn, rau bina, các loại thảo mộc và gia vị (húng quế, ngò, hương thảo, gừng, tỏi, ớt, bạc hà, kinh giới),…
1.2. Thực phẩm nên tránh
Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa là những chất béo xấu đã được chứng minh là có hại cho sức khỏe, làm gia tăng các chỉ số mỡ máu đặc biệt là LDL-cholesterol.
- Chất béo bão hòa: Mỡ bò, mỡ heo, thịt và da gà, các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai, sữa chua, kem,…), các loại dầu dừa, bơ, ca cao,…
- Chất béo chuyển hóa: Thực phẩm chiên, đồ ăn nhanh, các loại bơ thực vật,…
Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ là tăng tỷ lệ mắc béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Cần hạn chế ăn các loại bánh ngọt, bánh quy, các loại hoa quả chứa hàm lượng đường cao (mít, xoài, nho, lê, mía),…
Tinh bột là một phức hợp polyme được liên kết bởi các phân tử glucose. Khi vào cơ thể, chúng sẽ được cắt đứt các liên kết và cung cấp một lượng đường lớn cho cơ thể. Ăn nhiều tinh bột có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì, mỡ máu và tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Tinh bột chứa nhiều trong gạo nếp,gạo tẻ, lúa mì, các loại củ (khoai lang, khoai tây, cà rốt, sắn,…).
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên:
- Không bỏ bữa, không áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức: Nhằm tránh tình trạng tụt đường huyết quá mức khi đang trong quá trình điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết, đặc biệt là thuốc nhóm biguanid.
- Không ăn quá muộn (sau 22h đêm)
- Tăng cường vận động: Vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng các quá trình chuyển hóa, không để đường huyết tăng cao và hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đây là các yếu tố thúc đẩy làm nặng nề hơn các bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây ra bởi tình trạng rối loạn lipid máu.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết và mỡ máu để nắm được tình trạng diễn biến của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc hạ đường huyết và giảm mỡ máu đang sử dụng để từ đó có thể đưa ra các hướng điều trị tiếp theo.
3. Sử dụng thảo dược có tác dụng ổn định mỡ máu, tiểu đường
Quế: Vị cay ngọt, tính đại nhiệt, quy vào 2 kinh can, thận. Dùng một lượng nhỏ trong bữa ăn có thể ngăn chặn tình trạng tăng vọt chỉ số đường huyết sau ăn, đồng thời làm giảm cholesterol, LDL, HDL và cả triglycerid.
Khế sữa: Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra công dụng làm hạ đường huyết và điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là tình trạng gan nhiễm mỡ. Dược liệu tương đối an toàn, có thể được sắc nước uống trực tiếp. Trên thị trường hiện cũng đã có nhiều dạng bào chế tiện lợi hơn như viên nang, viên hoàn, bột và dạng chất lỏng.
Gừng: Hoạt chất Gingerol trong củ gừng có tác dụng phân giải mỡ thừa, làm giảm cholesterol và triglycerid máu. Có thể kết hợp gừng với chanh, tỏi, đem sắc nước uống, nên sử dụng khi nước sắc còn ấm.
Dây thìa canh: Nước sắc từ cây thìa canh giúp giảm mỡ máu thông qua quá trình tăng đào thải cholesterol và acid cholic theo đường phân. Thực nghiệm cũng cho thấy dây thìa canh có tác dụng tốt trong việc làm hạ đường huyết, thích hợp cho các đối tượng không còn nhạy với insulin.
Lá sen: Trong lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, các polyphenol, giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch. Có thể sử dụng nước lá sen tươi hoặc lá sen phơi khô, dùng trước khi ăn 30 phút đến 1 giờ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên không nên sử dụng nước lá sen trong một thời gian quá dài, một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 1-2 tháng, mỗi đợt cách nhau ít nhất 2 tháng.
Tỏi đen: Thông qua quá trình ủ, lên men được phát minh bởi các chuyên gia Nhật Bản, tỏi đen mang lại khả năng chống oxy hóa vượt trội, giúp ngăn ngừa mỡ máu và tăng đường huyết quá mức. Đã có rất nhiều người sử dụng tỏi đen như một loại thực phẩm bổ trợ sức khỏe và thực sự đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại.
4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và mỡ máu
Trong giai đoạn sớm của bệnh, thường xuyên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và mỡ máu đóng sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các chỉ số này, không để bệnh tiến triển nặng hơn.
Viên giảm mỡ máu công nghệ cao Lipitrix:
5. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Thuốc mỡ máu nhóm statin:
- Các thuốc trong nhóm: Lovastatin, simvastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đau, tiêu cơ vân, đau khớp, ban da.
- Rối loạn tiêu hóa, suy thận.
- Tăng transaminase và creatinin kinase.
- Trên thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mở, mất ngủ, suy nhược,…
Thuốc mỡ máu nhóm fibrat:
- Các thuốc trong nhóm: Clofibrat, fenofibrat, benzafibrat, ciprofibrat, gemfibrozil.
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,…
- Đau cơ, viêm cơ, teo cơ.
- Rối loạn thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, loạn nhịp tim,…
- Rối loạn tạo máu: Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.
Niacin (Acid nicotinic, vitamin PP, B3):
- Được chỉ định trong trường hợp tăng lipid máu, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đỏ bừng mặt, bốc hỏa do giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể.
- Buồn nôn.
- Đánh trống ngực.
6. Sử dụng thuốc trị tiểu đường
Insulin:
- Insulin là hormon do tế bào beta đảo tụy tiết ra với vai trò làm hạ đường huyết.
- Tác dụng không mong muốn:
- Hạ đường huyết quá mức: Toát mồ hôi, run, đói, rối loạn thị giác, mất ý thức.
- Các phản ứng dị ứng (đối với Insulin có nguồn gốc động vật).
- Teo mô mỡ, phì đại nơi tiêm, hạ Kali huyết.
Nhóm thuốc Sulfonylurea:
- Các thuốc trong nhóm:
- Thế hệ 1: Tolbutamid, chlorpropamid, tolazamid, acetohexamid.
- Thế hệ 2: Glyburid, glipizid, gliclazid,… (Tác dụng mạnh hơn TH 1)
- Tác dụng không mong muốn:
- Hạ đường huyết.
- Rối loạn tiêu hóa, vàng da ứ mật, mỏi cơ.
- Chóng mặt, rối loạn tâm thần, rối loạn tạo máu.
Nhóm thuốc Biguanid:
- Các thuốc trong nhóm: Metformin, buformin.
- Tác dụng không mong muốn:
- Toan máu do nhiễm acid lactic.
- Buồn nôn, miệng có vị kim loại, tiêu chảy.
- Dùng kéo dài có thể gây chán ăn, đắng miệng, sụt cân.
Trên đây là 6 cách đơn giản chữa bệnh tiểu đường và mỡ máu có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng các thuốc điều trị một cách hợp lý nhất để có kiểm soát bệnh tiểu đường và các chỉ số mỡ máu!
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website:lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào