Huyết áp cao khi mang thai và những lưu ý mẹ nhất định phải đề phòng
Theo nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% phụ nữ khi mang thai bị bệnh cao huyết áp và có tới 25% trường hợp đẻ non vì bệnh này. Bệnh cao huyết áp là một bệnh vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là ở giai đoạn mang thai vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng ở cả mẹ và bé. Biến chứng tiền sản giật là hậu quả nặng nề nhất mà huyết áp cao đem lại cho bà bầu. Vì vậy các mẹ nếu muốn bảo vệ bản thân và bé con của minh thì nên đề phòng những dấu hiệu của huyết áp sẽ được đề cập ngay dưới đây.
Huyết áp cao khi mang thai
Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên động mạch khi tim thực hiện quá trình co bóp để có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được xem là cao khi có chỉ số tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hơn 90 mmHg ( tức là có chỉ số lớn hơn 140/90 mmHg). Trong quá trình mang thai nếu vấn đề huyết áp không được kiểm soát khiến nó tăng cao quá mức sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và bé.
Huyết áp cao khi mang thai thường xảy ra từ tuần mang thai thứ 20 dù trước đó huyết áp của sản phụ rất bình thường. Mặc dù sau khi sinh xong thì huyết áp của người mẹ sẽ trở lại bình thường, xong chúng ta cũng không thể lơ là với căn bệnh huyết áp cao này được.
Nguyên nhân bị cao huyết áp khi mang thai
- Do sản phụ mang thai khi trên 35 tuổi.
- Do sản phụ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối.
- Do không vận động nhẹ nhàng, hoạt động thể chất.
- Do trước khi mang thai người mẹ đã mắc một số căn bệnh có thể gây tăng huyết áp.
- Do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể ảnh hưởng huyết áp của sản phụ.
Những nguy hiểm khi phụ nữ khi mang thai bị cao huyết áp
Huyết áp cao ở thai kỳ sẽ khiến tim và thận của mẹ bầu hoạt động căng thẳng hơn bình thường. Chính vì thế mà nó gây ra nhiều biến chứng đói với mẹ bầu và cả bé con nguy hiểm như:
- Tiền sản giật: Trường hợp này sẽ xảy ra nhiều ở phụ nữ có huyết áp cao mãn tính nhiều hơn là với người bình thường. Huyết áp sẽ tăng cao vào nửa sau chu kỳ và trong nước tiểu của sản phụ sẽ xuất hiện đạm. Dù cho là bị tiền sản giật nhẹ thì các mẹ cũng nên lưu ý để tránh nó gây ra những biến chứng nặng hơn như sản giật, phù phổi cấp.
- Khi mẹ bầu bị cao huyết áp lần đầu tiên thì khả năng lần thứ hai bị sẽ cao hơn người bình thường khác.
- Hạn chế sự phát triển của thai nhi: Khi huyết áp tăng cao thì sẽ làm giảm dòng dinh dưỡng của mẹ truyền cho bé qua bào thai, từ đó sinh ra ra các vấn đề về sự phát triển của thai di do không đủ dưỡng chất.Không những thế khi bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cần thiết thì sẽ rất dẫn đến hiện tượng sinh non.
- Nhau bong non: Đây là trạng thái xảy ra khi nhau thai tách khỏi thành tử cung, lúc này mẹ bầu cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
- Không những thế khi bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cần thiết thì sẽ rất dẫn đến hiện tượng sinh non.
Những triệu chứng của cao huyết áp ở phụ nữ khi mang thai
Thật ra một số mẹ bầu sẽ có biểu hiện của việc tăng huyết áp nhưng số còn lại sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Sau đây sẽ là những biểu hiện của huyết áp cao sẽ xuất hiện sau nửa giai kỳ (mang thai ở tuần thứ 20):
- Tay, chân bị sưng phù.
- Mẹ bầu bị tăng cân đột ngột.
- Thường xuyên bị đau ở phía bên phải bụng hoặc khu vực xung quanh dạ dày.
- Có cảm giác buồn nôn và hay nôn mửa.
- Thị lực đột nhiên bị giảm sức, nhìn mọi vật bị mờ hơn.
Huyết áp thai phụ tăng cao phải làm gì?
Nếu mẹ bầu bị cao huyết áp thì nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được theo dõi sức khỏe và đảm bảo rằng sức khỏe mà huyết áp luôn trong mức ổn định. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên tự theo dõi huyết áp của minh tại nhà và ghi chép cẩn thận, có như vậy thì bác sĩ mới giúp mẹ bầu điều trị huyết áp cao nhanh chóng hơn. Không những thế mẹ bầu còn phải có một lối sống sinh hoạt phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con:
Hạn chế ăn mặn
Mẹ bầu nên hạn chế ăn muối quá nhiều, không được ăn quá 6g/ngày. Vì muối rất làm dễ tăng huyết áp do nó sẽ thúc đẩy áp lực máu chảy trong thành động mạch.
Nên uống nhiều nước
Mẹ bầu nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Vì khi đã mang thai thì không chỉ bạn cần nước mà bé con cũng rất cần đó.
Nên ăn đạm thực vật
Mẹ bầu nên ăn các thức ăn chứa đạm từ thực vật vì nó tốt hơn rất nhiều so với động vật.
Hạn chế đồ ăn đóng hộp và chất béo động vật
Mẹ bầu không nên ăn các món ăn đóng hộp và hạn chế ăn quà vặt mà thay vào đỏ nên ăn nhiều rau xanh và rau củ để bổ sung cho cơ thể và bé con chất xơ và nhiều nhôm vitamin tốt.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn các chất béo từ động vật và các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Không được uống rượu bia
Mẹ bầu tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất kích thích. Vì nó không những gây tăng huyết áp đột ngột mà còn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé đấy
Nên tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng thường xuyên vận động nhẹ vì nó sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, sẽ điều hòa được huyết áp.
Nên giữ tinh thần thoải mái
Mẹ bầu cũng nên giữ cho minh tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất. Vì cứ buồn phiền sẽ gây tăng huyết áp và dẫn đến sinh non
Sau khi hiểu rõ được căn bệnh tăng huyết áp khi mang thai cũng như triệu chứng, cách chữa trị thì mong các mẹ bầu sẽ quan tâm tới sức khỏe và huyết áp của mình cẩn thận hơn. Vì đây là một giai đoạn rất nhạy cảm, nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Mong các mẹ sẽ có sức khỏe tốt và mẹ tròn con vuông.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào