CELLCHAIN LIPITRIX

Bạn đang mang thai và được chẩn đoán là máu nhiễm mỡ? Bạn đang rất lo lắng không biết căn bệnh này liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để chủ động chăm sóc sức khỏe của bạn và bé cưng nhé.

1. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Máu nhiễm mỡ ngày càng có xu hướng phổ biến và trẻ hóa, có thể gặp ở bất cứ ai. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Đó là do những nguyên nhân sau:

1.1. Ít vận động

Khi mang thai, các mẹ thường cẩn trọng hơn trong việc đi lại, vận động do lo sợ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này đúng với những công việc nặng nhọc hay vận động quá mức. Tuy nhiên, nếu vì thế mà mẹ bầu lười không vận động sẽ khiến năng lượng dư thừa, mỡ tích tụ nhiều làm máu nhiễm mỡ.

mau-nhiem-mo-me-bau

Mẹ bầu nếu ít vận động có thể mắc máu nhiễm mỡ

1.2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Người phụ nữ nào cũng muốn con mình có được dinh dưỡng tốt nhất, tuy nhiên việc thiếu hiểu biết có thể làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao nếu các mẹ sử dụng quá nhiều đồ bổ, ăn uống quá độ, vì cho rằng “ăn cho 2 người”. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa, hấp thụ, trao đổi chất của mẹ cũng có nhiều khác biệt khi mang thai khiến nồng độ cholesterol tăng cao.

mau-nhiem-mo4-mang-thai

Phụ nữ mang thai không nên ăn uống quá độ

1.3. Do căng thẳng, mệt mỏi

Hầu hết các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng căng thẳng, stress… trong suốt thời kì mang thai, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Đó là do những thay đổi của cơ thể cùng những lo lắng về bé cưng và cuộc sống hằng ngày, điều này có cũng góp phần gây ra rối loạn chuyển hóa mỡ.

mo-mau-caomo-gay-stress

Các vấn đề về stress có thể gây mỡ máu cao

2. Triệu chứng bà bầu bị mỡ máu cao 

Tùy từng giai đoạn mà triệu chứng của bệnh mỡ máu cao ở mẹ bầu sẽ khác nhau. Ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng, do đó khi đi khám thai định kì các mẹ nên xét nghiệm máu để biết tình trạng mỡ máu của mình. Một số triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu bị mỡ máu cao có thể kể đến như chóng mặt, hoa mắt, tê bì tay chân, mệt mỏi, tinh thần uể oải,…Ở giai đoạn nặng hơn có thể gặp tình trạng choáng váng, đau đầu, khó thở, méo miệng, tức ngực, tim đập nhanh… nếu không có biện pháp xử lí kịp thời có thể có các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

3. Những nguy hiểm khi bà bầu bị mỡ máu cao

3.1. Nguy hiểm đối với mẹ

– Tiền sản giật: Mẹ bầu mắc máu nhiễm mỡ trong giai đoạn mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp hai lần so với những thai phụ bình thường.

– Nhiễm độc máu: Nồng độ cholesterol trong máu cao gây ra các vấn đề về nhiễm độc máu, tăng huyết áp… nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến động kinh, sản giật, thậm chí tử vong.

– Xơ vữa động mạch: Cholesterol tích tụ ở thành mạch hình thành các mảng xơ vữa cản trở tuần hoàn máu gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

– Nhồi máu cơ tim: Các mảng xơ vữa quá nhiều có thể chặn đường đi của máu nuôi tim, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim.

– Suy tim: Tim không được cấp máu đủ có thể bị hoại tử dẫn đến suy tim, ngừng tim.

mau-nhiem-mo-gay-bien-chung

Máu nhiễm mỡ có thể gây các biến chứng nguy hiểm

3.2. Nguy hiểm đối với thai nhi

Nếu tuần hoàn máu giảm do thành mạch bị xơ vữa, lượng máu nuôi thai không được cung cấp đủ, thai nhi sẽ bị nhẹ cân, phát triển kém. Nguy hiểm hơn, các biến chứng của bệnh mỡ máu cao có thể dẫn đến sảy thai, sinh non…

Ngoài ra, mắc máu nhiễm mỡ khi đang mang thai có thể di truyền sang trẻ, khi sinh ra có thể bé sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn.

4. Cách giảm mỡ máu cho mẹ bầu mỡ máu cao

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và bé, nhất là những mẹ đang bị mỡ máu cao càng cần phải chú ý hơn. Để kiểm soát mức cholesterol trong máu các mẹ hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, cá và những thực phẩm chứa chất béo có lợi khác. Ăn vừa đủ đạm và hạn chế tối đa các loại chất béo bão hoà như mỡ động vật hoặc sữa.

mo-mau-me-bau-an-uong-hop-ly

Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học

4.2. Tăng cường vận động

Ngoài ăn uống khoa học, mẹ bầu cũng cần tập thể dục thường xuyên ít nhất là 30 phút mỗi ngày, bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như: đạp xe, đi bộ, tập Yoga,… để ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ và các bệnh lý thai kỳ khác.

4.3. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Đối với các mẹ mắc máu nhiễm mỡ khi mang thai, việc lựa chọn thuốc giảm mỡ máu rất quan trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Các mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

hoi-y-kien-bac-si

Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì

5. Giải đáp thắc mắc của người dùng về chủ đề “mỡ máu cao khi mang thai”

5.1. Cách phòng máu nhiễm mỡ ở bà bầu là gì?

Để ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, các mẹ cần lưu ý:

  • Hạn chế nằm nhiều, vận động nhẹ nhàng thường xuyên.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, có thể tham gia các câu lạc bộ, nghe nhạc, đọc sách… để giảm căng thẳng, stress.

5.2. Bà bầu bị mỡ máu cao dùng lá sen được không?

Trong đông y, lá sen là một dược liệu có tính thanh nhiệt, bình can. Thành phần có chứa alkaloid là flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan, có thể giúp giảm mỡ máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc tính này của lá sen còn chưa rõ ràng, vậy nên các mẹ khi đang mang thai không nên sử dụng tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

5.3. Những ai có nguy cơ cao bị mỡ máu cao khi mang thai 

  • Bà bầu thừa cân
  • Bà bầu ít vận động
  • Bà bầu ăn quá nhiều chất dinh dưỡng

Trên đây là những thông tin cơ bản mà mẹ bầu cần biết nếu mắc máu nhiễm mỡ. Hi vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm những kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33