Máu nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không? 3 nguyên nhân và 4 cách phòng tại nhà
Ngày nay, căn bệnh máu nhiễm mỡ đã không còn xa lạ đối với xã hội. Sự phổ biến của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn dân, càng nguy hiểm hơn khi nó xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi trẻ em. Nếu như các bé nhà bạn đang có những triệu chứng của bệnh mỡ máu cao, hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có những biện pháp xử lý kịp thời nhé.
1. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở trẻ em
Máu nhiễm mỡ là tình trạng cholesterol trong máu quá cao. Đây là căn bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi, thế nhưng hiện nay nhiều trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Đó là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
1.1. Nguyên nhân di truyền
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những trẻ em được sinh ra trong gia đình có người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với các trẻ em khác.Đặc biệt, nếu các mẹ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai thì đứa trẻ khi sinh ra sẽ rất dễ bị mắc bệnh này. Những trẻ bị máu nhiễm mỡ do di truyền thường bị ảnh hưởng lâu dài và rất khó thay đổi.
1.2. Nguyên nhân do lối sống và cách sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt không hợp lý gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có máu nhiễm mỡ. Việc trẻ em bị máu nhiễm mỡ do nguyên nhân này được chia làm 3 nhóm sau đây:
1 – Béo phì: Béo phì, thừa cân khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Lipid dư thừa thường được chuyển thành triglyceride dự trữ ở các mô mỡ dưới da đặc biệt là vùng bụng, lưng… Ứ đọng quá nhiều lipid trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa mỡ.
2 – Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa: Thế hệ trẻ ngày nay thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa và các loại thịt đỏ. Đây đều là những thực phẩm giàu cholesterol “xấu”, làm tăng nồng độ LDL – cholesterol và giảm nồng độ HDL – cholesterol gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.
3 – Lười vận động: Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ trẻ em mắc máu nhiễm mỡ tăng cao. Nếu thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ, ít vận động khiến lượng chất béo dư thừa không được chuyển hoá, trẻ dễ bị mỡ máu cao hơn.
2. Trẻ bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm thường gây ra các biến chứng sau đây:
2.1. Viêm tuỵ
Nồng độ triglyceride cao do máu nhiễm mỡ có thể gây ra biến chứng viêm tuỵ, sưng tuyến tụy. Với các biểu hiện như đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh… Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây viêm tuỵ cấp, nguy hiểm đến tính mạng.
2.2.Bệnh tiểu đường
Trẻ em bị máu nhiễm mỡ có nguy mắc bệnh tiểu đường type 2. Thể này thường có triệu chứng âm thầm và khó phát hiện.
2.3. Bệnh gan
Gan biến đổi cholesterol thành acid mật và muối mật rồi được bài tiết vào tá tràng, 90% được tái hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng để gan sử dụng lạ. Do đó, mỡ máu cao có thể gây ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
2.4. Bệnh tim mạch
Dư thừa cholesterol gây ra các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch, chặn đường đi của máu đến tim và các cơ quan khác. Điều này gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim…
3. Cách phòng bệnh máu nhiễm mỡ ở trẻ em
Để ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, cha mẹ nên chủ động có những biện pháp phòng chống mỡ máu tăng cao, rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt.
3.1. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
- Xây dựng tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ, hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Kiểm soát lượng đường ăn hàng ngày, giảm bánh kẹo, đồ ngọt.
- Hạn chế các món ăn từ nội tạng động vật, các loại thịt đỏ.
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ.
- Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.
3.2. Tập thể dụng đều đặn (3-4 câu)
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể thao hàng ngày. Để trẻ hứng thú hơn, bạn có thể cho bé chơi các môn thể thao yêu thích, tham gia các câu lạc bộ hoặc đơn giản là cả gia đình cùng nhau tập luyện.
3.3. Theo dõi cân nặng thường xuyên
Lập bảng theo dõi cân nặng cho trẻ giúp bạn quản lý cân nặng phù hợp với lứa tuổi của bé, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện sao cho tốt nhất.
3.4 Thường xuyên khám kiểm tra mỡ máu
Trẻ nên được kiểm tra mỡ máu thường xuyên và định kỳ, đặc biệt là những trẻ béo phì hoặc đang có nguy cơ béo phì. Việc thăm khám thường xuyên giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều bệnh, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng máu nhiễm mỡ ở trẻ em, bạn có thể liên hệ đến hotline để chuyên gia tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào