Mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Nhiều người thường cảm thấy lo lắng khi hay tin mình bị cao mỡ máu (lipid máu) và băn khoăn không biết sẽ phải đối phó như thế nào, liệu nó có phát triển thành những căn bệnh mãn tính nguy hiểm không. Tuy nhiên trên thực tế, có rất ít người có thể hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “mỡ máu”.Vậy mỡ máu là gì? Mỡ máu bao nhiêu thì được coi là bình thường, bao nhiêu là cao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đây.
Mỡ máu là gì?
“Mỡ máu” là thuật ngữ sử dụng chung cho tất cả các loại chất béo được tìm thấy trong máu của chúng ta, trong đó Cholesterol (CT) và Triglycerides là hai thành phần chính.
Cholesterol
Lipoprotein hay Cholesterol là kết quả của quá trình Lipid liên kết với Protein trong máu để tạo ra năng lượng. Vì vậy chúng rất quan trọng đối với các hoạt động tế bào trong cơ thể.
Có ba loại Lipoprotein trong máu chúng ta:
- Lipoprotein mật độ cao (HDL): HDL là một loại “Cholesterol tốt” vì nó giữ cho Cholesterol không tích tụ trong động mạch chúng ta.
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL): LDL thường được coi là Cholesterol “xấu” bởi nó vận chuyển Cholesterol thông qua đường máu của cơ thể. Khi mức LDL cao có thể sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL).
Chất béo trung tính
Triglyceride là một loại chất béo khác được tìm thấy trong máu. Trong quá trình tiêu hóa, chất béo từ thức ăn được phân hủy trong gan thành chất béo trung tính. Gan cũng có thể chuyển hóa lượng calo dư thừa thành chất béo trung tính. Những chất béo trung tính này được giải phóng vào máu của bạn và sau đó được vận chuyển đến cơ thể và sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng chất béo.
Triglycerid hay còn gọi là chất béo trung tính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và vận chuyển chất béo trong quá trình trao đổi chất. Nếu chỉ số Triglycerid này tăng cao sẽ gây ra hiện tượng xơ vữa mạch.
Mỡ máu bao nhiêu là bình thường ,bao nhiêu là cao?
Mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
Mỡ máu bao nhiêu là bình thường bao gồm các chỉ sô (Cholesterol và Triglycerid) được đo bằng cách xét nghiệm máu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm/1 lần để kiểm tra. Nếu bạn cần đo chính xác nồng độ chất béo trung tính, bạn sẽ không được ăn bất cứ thứ gì và chỉ uống nước lọc trong khoảng 12 giờ trước khi lấy máu. Mỡ máu được đo bằng đơn vị mg/DL hoặc mmol/L. Những chỉ số mỡ máu cho một người bình thường được thể hiện như sau:
- Cholesterol máu < 5,2 mmol/L (200mg/dL)
- Triglycerid < 1,7 mmol/L (150mg/dL)
- LDL-cholesterol < 2,58mmol/L (100mg/dL)
- HDL-cholesterol > 1,03mmol/L (40 mmol/L)
Những chỉ số này có thể khá là khó hiểu đối với bạn. Nhưng nếu bạn là người có tiền sử đau tim hoặc đau thắt ngực, bạn nên thực hiện kiểm tra xét nghiệm mỡ máu hàng năm. Nếu tổng lượng Cholesterol của bạn trên 5,2 mmol/L thì bạn có thể sẽ phải cần dùng thuốc giảm Cholesterol, thông thường là Statin (ví dụ như Simvastatin, Atrovastatin,…)
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Nếu chỉ số mỡ máu không chênh lệch quá lớn mức an toàn, chúng ta có thể tự điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tăng cường tập thể dục. Tuy nhiên, khi các chỉ số mỡ máu tăng lên quá cao mà vẫn chủ quan, không quan tâm, điều trị đúng cách có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Sau đây là những số liệu về hàm lượng mỡ trong máu để bạn tiện theo dõi:
Cholesterol toàn phần
- < 200 mg/dL (5,1 mmol/L): Nồng độ lý tưởng.
- 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Cần chú ý theo dõi vì đây là ranh giới mỡ máu cao,
- ≥ 240 mg/dL
- (6,2 mmol/L): Mỡ máu tăng cao. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng cao.
HDL Cholesterol
- < 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam giới và < 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ giới: HDL Cholesterol thấp, có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- > 60 mg/dL (1,5 mmol/L): HDL cholesterol tăng, đây là chỉ số tốt, biểu thị khả năng cơ thể phòng ngừa nguy cơ tim mạch.
LDL (Cholesterol xấu)
- < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L): Rất tốt
- 100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L): Được
- 130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L): Tăng so với ngưỡng bình thường
- 160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L): Nguy cơ cao
- ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L): Nguy cơ rất cao
Triglyceride
- < 150 mg/dL (1,7 mmol/L): Bình thường
- 150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L): Mức giới hạn
- 200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L): Cao
- ≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L): Rất cao
Nguyên nhân nào khiến lượng mỡ trong máu tăng cao?
Hầu hết những người có lượng mỡ trong máu cao đều do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Mặt khác, một số người có lượng chất béo cao vì lý do di truyền. Mức lipid trong máu cao cũng có thể do các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, nghiện rượu, bệnh thận, bệnh gan hoặc stress. Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, Steroid và thuốc huyết áp có thể gây ra mức mỡ máu cao trong một vài trường hợp.
Một số cách để cắt giảm chất béo trong chế độ ăn uống
- Không ăn da gà.
- Không ăn lòng đỏ trứng.
- Thay vì ăn thịt chiên có thể thay thế bằng món nướng hoặc chiên không dầu.
- Chọn mua thịt nạc hoặc cắt bỏ phần mỡ trước khi chế biến món ăn.
- Không ăn thức ăn chiên hoặc nước sốt nhiều dầu mỡ.
- Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa tách béo hoặc sữa chua đông lạnh, kem hoặc pho mát ít béo.
- Không sử dụng sữa nguyên chất, kem béo, kem chua, pho mát hoặc sôcôla sữa.
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Ăn ba đến năm phần rau mỗi ngày và hai đến bốn phần trái cây là khẩu phần ăn lý tưởng cho bạn.
Tập thể dục ngăn ngừa mỡ máu cao
Các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đi bộ, chạy, đi xe đạp và bơi lội là một cách tốt để giảm lượng cholesterol trong máu. Tập thể dục cũng làm giảm huyết áp, lượng đường trong máu và giảm căng thẳng cho bạn. Tập thể dục nhịp điệu sẽ giúp đốt cháy calo cho cho những người béo phì, giúp giảm cân hiệu quả. Tập thể dục nhịp điệu nên được thực hiện một cách thường xuyên: cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi lần và bốn hoặc năm lần một tuần.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email:lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào