CELLCHAIN LIPITRIX

Mỡ máu triglyceride là một trong những nguyên nhân gây các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết sớm và kiểm soát chỉ số triglyceride là điều cần thiết trong quá trình điều trị. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây! 

1. Mỡ máu triglyceride là gì?

Triglyceride là một hỗn hợp chất béo, gồm 3 axit béo. Đây là thành phần chính của dầu thực vật, động vật. Chúng ta tiêu thụ chúng hàng ngày thông qua con đường ăn uống. Sau khi vào cơ thể, triglyceride kết hợp với cholesterol để tạo ra năng lượng cho tế bào. 

Tế bào gan và mỡ là hai nơi tích trữ triglyceride. Khi nồng độ quá cao, chỉ số mỡ máu triglyceride cũng tăng theo. Điều này làm tăng các mảng xơ vữa trên thành mạch. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các nguy cơ như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

Mỡ máu triglyceride được xác định bằng xét nghiệm máu. Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, có 4 mức độ đánh giá chỉ số triglyceride:

  • Bình thường: Dưới 150mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Ranh giới cao (giới hạn): 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/L).
  • Cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).
  • Rất cao: Trên 500mg/dL (trên 6 mmol/L).

Để có kết quả chính xác, bạn phải thực hiện những điều dưới đây trước khi xét nghiệm:

  • Nhịn ăn 9 – 14 giờ.
  • Không uống rượu trong vòng 24 giờ.
  • Thăm khám và dừng thuốc đang sử dụng nếu bác sĩ yêu cầu.

Triglyceride tăng hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch

Triglyceride tăng hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch

2. Nguyên nhân gây mỡ máu triglyceride

Có nhiều nguyên nhân gây mỡ máu triglyceride. Chúng có liên quan đến các vấn đề dưới đây:

  • Béo phì: Đa phần số người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cùng với việc tăng hàm lượng triglyceride.
  • Mắc đái tháo đường: Do lượng đường huyết (glucose) không được kiểm soát. Glucose được dùng để thay thế tạo ra các axit béo làm nguyên liệu để sản sinh ra triglyceride. Sau đó, chúng được tích trữ và làm tăng lượng mỡ cơ thể.
  • Bệnh thận: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh thận là yếu tố gây rối loạn lipid máu, trong đó có chỉ số triglyceride tăng cao. 
  • Giảm chức năng tuyến giáp: Suy giáp đã được chứng minh làm tăng cholesterol và triglyceride do gây rối loạn chuyển hóa. 
  • Chế độ ăn uống: Khẩu phần ăn của bạn nhiều thực phẩm giàu đường, carbohydrate và chất béo bão hòa làm tăng mỡ máu triglyceride.
  • Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng HDL trong máu thấp và triglyceride cao đều có tính di truyền. Nếu gia đình có thành viên có hiện tượng mỡ vàng dưới da, những người còn lại có nguy cơ mắc mỡ máu triglyceride tăng cao.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc làm tăng triglyceride và nặng thêm tình trạng bệnh. Các thuốc như: cortisol, propofol, ức chế beta không chọn lọc, tăng cường estrogen,…
  • Uống nhiều bia rượu: Rượu có khả năng kích thích gan, làm sản sinh nhiều axit béo, khiến triglyceride trong máu tăng cao. 
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, tăng triglyceride. Đồng thời, việc đào thải mỡ thừa kém và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

3. Mỡ máu triglyceride có nguy hiểm không?

Mỡ máu triglyceride là một trong những nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ,… Vì vậy, đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.

Khi triglyceride tăng cao, chúng bám vào thành mạch và tạo những mảng xơ vữa. Vì vậy, máu không lưu thông được. Điều này càng làm nặng thêm tình trạng bệnh và nguy cơ biến chứng.

Mỡ máu triglyceride tăng cao để lại nhiều biến chứng:

  • Viêm tụy: Triglyceride tăng cao khiến tụy bị sưng. Các biểu hiện thường gặp như đau bụng, nôn kèm sốt. Nguy hiểm hơn, dịch tiêu hóa có thể bị rò rỉ. Người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời phát hiện.
  • Tiểu đường tuýp 2: Triglyceride tăng cao kết hợp với hai trong những yếu tố như huyết áp cao, mỡ bụng, cholesterol có lợi thấp, đường huyết cao góp phần tăng nguy cơ tiểu đường lên gấp 5 lần.
  • Bệnh tim: Chỉ số triglyceride cao làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim, suy tim, xơ vữa động mạch. Đó là do việc hình thành các mảng xơ vữa, ngăn cản vận chuyển oxy đến tim và nuôi dưỡng. 
  • Đột quỵ: Triglyceride tăng cao tạo cơ hội hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch. Điều này khiến máu lưu thông không thuận lợi. Do đó, máu không cung cấp đủ đến não và gây thiếu oxy.
  • Bệnh gan: Gây các biến chứng như gan nhiễm mỡ, kéo dài dẫn đến mãn tính. Nếu không phát hiện và điều trị có thể là suy gan, xơ gan, ung thư gan.
  • Ảnh hưởng đến chân: Do giảm lưu thông máu, mạch máu ngoại biên cũng bị ảnh hưởng. Các biểu hiện thường gặp như tê và đau chân.
  • Trí nhớ: Tuổi tác cùng với triglyceride cao có thể gây mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Mỡ máu triglyceride để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Mỡ máu triglyceride để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu triglyceride

4.1. Kiểm soát bằng thuốc

Hiện nay có nhiều loại thuốc được bác sĩ chỉ định để giảm mỡ máu. Những nhóm thuốc dưới đây được ưu tiên kê đơn:

Statin

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm cholesterol xấu và triglycerid. Đồng thời, statin làm tăng nồng độ cholesterol tốt. Ngoài ra, statin giúp giảm hình thành mảng xơ vữa, bảo vệ mạch máu và ngăn các nguy cơ biến chứng.

Tuy nhiên, statin gây một số tác dụng phụ như đau cơ, tăng men gan, gây protein niệu.

Một số thuốc như:

  • Simvastatin.
  • Lovastatin.
  • Atorvastatin.
  • Rosuvastatin.

Statin có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride hiệu quả

Statin có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride hiệu quả

Fibrat

Nhóm thuốc fibrat giúp giảm cholesterol, triglycerid hiệu quả. Đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, tăng enzym gan, phát ban, viêm cơ.

Các loại thuốc: 

  • Fenofibrat.
  • Ciprofibrat.
  • Benzafibrat.
  • Gemfibrozil.

Nhóm thuốc fibrat giảm nguy cơ biến chứng tim mạch

Nhóm thuốc fibrat giảm nguy cơ biến chứng tim mạch

Niacin

Niacin có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và triglyceride. Bên cạnh đó, khi dùng niacin, chỉ số cholesterol tốt (HDL) tăng lên. Nó thường được kê đơn kết hợp với statin trong điều trị mỡ máu cao.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt.

Niacin giúp tăng cholesterol tốt, hỗ trợ điều trị mỡ máu

Niacin giúp tăng cholesterol tốt, hỗ trợ điều trị mỡ máu

4.2. Kiểm soát không dùng thuốc

Tăng cường thể dục hàng ngày: Vận động giúp giảm mỡ thừa hiệu quả. Thói quen tập thể dục giúp giảm cholesterol xấu, triglyceride. Đồng thời tăng hàm lượng HDL và nâng cao sức khỏe. 

Tăng cường thể dục giúp đốt cháy mỡ thừa

Tăng cường thể dục giúp đốt cháy mỡ thừa

Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa. Cùng với đó là cắt giảm bớt lượng calo. Người bệnh nên dùng những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tốt cho cơ thể như: cá, rau củ, trái cây, hạt dẻ,…
Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát chỉ số triglyceride
Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát chỉ số triglyceride

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá làm nặng thêm tình trạng mỡ máu triglycerid. Bạn có thể thay thế bằng những loại trà như trà xanh, chè vằng,…

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá giúp giảm mỡ máu triglyceride

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá giúp giảm mỡ máu triglyceride

Không nên thức khuya: Thức khuya dễ tăng cân, làm tăng các chỉ số triglycerid. Do vậy, bạn nên ngủ nghỉ đúng và đủ giờ để giảm tình trạng bệnh.

Thức khuya làm tăng cân, tăng chỉ số triglyceride

Thức khuya làm tăng cân, tăng chỉ số triglyceride

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu Lipitrix

Lipitrix là phức hợp thảo dược hoa hòe, lá muồng trâu, thân rễ nghệ và rễ ngưu tất hợp đồng tác dụng. Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol máu, ngăn nguy cơ mỡ máu. Đồng thời, sản phẩm có khả năng giảm xơ vữa động mạch và ổn định huyết áp.

Lipitrix là công trình nghiên cứu khoa học của ThS Dương Thị Mộng Ngọc cùng các cộng sự tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm đã được chứng minh tiền lâm sàng, sử dụng phương pháp In vitro và In vivo Trung tâm Sâm và dược liệu Việt Nam.

lipitrix-giam-mo-mau

Lipitrix là sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Triglyceride tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, kiểm soát mỡ máu triglycerid là việc cần thiết. Hy vọng với những thông tin trên bài viết này sẽ góp phần hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: http://www.lipitrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33