Mỡ máu và đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu báo trước và cách phòng tránh
Mỡ máu cao gây nên nhiều biến chứng, đặc biệt nguy hiểm nhất là đột quỵ. Vậy nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh thế nào? Cùng Lipitrix tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người mỡ máu cao
Người bị mỡ máu cao có nguy cơ đột quỵ hơn gấp 5-6 lần người bình thường. Nguyên nhân là do mỡ trong máu cao làm xuất hiện các mảng mỡ bám vào thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch. Lâu dần, các mảng bám này sẽ bong ra và tụ lại trong mạch máu não, gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ.
Lý do là khi bị tắc mạch, máu không thể lưu thông lên não, không đem được oxy và dinh dưỡng cho não. Các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút khi thiếu oxy, đây được gọi là đột quỵ. Vì vậy người ta coi đột quỵ là tình huống cấp cứu y tế cần chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Cách phòng ngừa mỡ máu cao đột quỵ
Đột quỵ do nguyên nhân mỡ máu cao tiến triển từ từ, từ khi có biểu hiện máu nhiễm mỡ thì người bệnh cần có cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tử vong và kéo dài cuộc sống hơn.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa được các bác sĩ khuyên cáo:
- Kiểm tra mỡ máu và chức năng tim mạch định kỳ 3 tháng một lần. Các chỉ số mỡ máu cần chú ý: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, Triglycerid,…và các xét nghiệm của tim như siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp động mạch vành, nếu có bất thường sẽ cảnh báo trước cho bạn điều trị kịp thời, không bỏ lỡ thời điểm vàng trong cấp cứu đột quỵ.
- Kiểm soát tốt huyết áp bằng cách uống thuốc hạ áp đều đặn, ăn hạn chế mặn, theo dõi huyết áp thường xuyên,… giảm thiểu các căn bệnh tim mạch.
- Tăng cường vận động hàng ngày, chỉ cần 30 – 45 phút tập luyện thể dục bạn đã đẩy lùi được đột quỵ,
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, những chất làm xấu đi bệnh mỡ máu.
3. Dấu hiệu báo trước đột quỵ ở người mỡ máu cao
Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu báo trước như:
- Mặt bị lệch: tê cứng mặt hoặc nửa mặt, nụ cười bị méo mó, sụp mí, má rủ xệ.
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.
- Tê mỏi chân tay, cử động khó hoặc không cử động được, tê liệt một bên. Dấu hiệu chính xác nhất là không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc.
- Rối loạn trí nhớ là: không nhớ được mình đang làm gì, suy nghĩ từ mình định nói, không diễn đạt được, cảm giác mơ hồ.
- Khó khăn khi nói chuyện: không phát âm được hoặc nói ngọng bất thường, lưỡi tê cứng.
- Đau đầu dữ dội: mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi còn thấy buồn nôn và nôn.
4. Cách chăm sóc người mỡ máu cao sau cơn đột quỵ
Đột quỵ thường dẫn đến tử vong khoảng 20%, phần còn lại các trường hợp sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế và lệ thuộc cao. Vì vậy cần có cách chăm sóc đặc biệt cho người bệnh, đặc biệt hơn là những người mỡ máu cao:
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống của người bệnh đột quỵ là rất quan trọng để giúp người bệnh mau hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Người bệnh nên được cho ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa, mỗi ngày 3-4 bữa. Khẩu phần ăn giảm muối và nước do người bệnh không bài tiết được, gây phù và chức năng thận kém.
4.2. Tạo tâm lý lạc quan, vui vẻ cho người bệnh
Sau khi bị đột quỵ nhiều người rơi vào trạng liệt người, mất khả năng vận động, di chuyển, lời nói, làm người bệnh có những lo lắng, mệt mỏi và cảm thấy tự ti, buồn chán. Nhiều người có tâm lý muốn bỏ điều trị hoặc không chấp nhận được tình trạng bản thân.
Vì vậy người bệnh cần được quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu bằng cách: nói chuyện, động viên, sử dụng một số dụng cụ để tự chủ trong ăn uống, vệ sinh, để người bệnh bớt cảm giác phụ thuộc vào người khác.
4.3. Xây dựng chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp
Người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt nên cần chế độ sinh hoạt phù hợp:
- Người bệnh cần được đổi tư thế nằm 2 giờ một lần nếu là người bị liệt, để tránh tình trạng loét cơ thể.
- Người nhà xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, chân để giúp người bệnh lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng teo cơ và cứng khớp.
- Tùy vào mức độ liệt, người nhà kết hợp với nhân viên y tế luyện tập cho bệnh nhân phù hợp. Thường chế độ luyện tập 2-3 lần trong ngày và luyện tập duy trì liên tục để có khả năng đi lại và trở lại cuộc sống bình thường. Có thể luyện tập tại cơ sở y tế có phòng phục hồi chức năng hay luyện tập tại nhà bằng các bài tập đơn giản: tập đứng dậy, tập nâng hông khỏi giường, vận động co rút và xoay các khớp,…
4.4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu
Sau khi đột quỵ, lượng mỡ máu cũng vẫn cao, do đó cần các biện pháp giảm mỡ máu. Trong các biện pháp, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ mỡ máu cũng được ưu tiên. Tiêu biểu là sản phẩm Lipitrix, với công nghệ sản xuất enzyme hiện đại, cùng những thành phần thảo dược như tỏi đen, sơn tra, lá sen giúp cho việc giảm mỡ máu dễ dàng và hiệu quả hơn.
4.5. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và tái khám thường xuyên
Bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ thường dễ tái phát và đợt sau thường nặng hơn. Vì vậy ngoài việc chăm sóc sinh hoạt, tinh thần, cải thiện cuộc sống người bệnh thì sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn bác sĩ, đều đặn và tái khám thường xuyên là điều tuân thủ hàng đầu của bệnh nhân và người nhà.
Trên đây là nguyên nhân và 4 cách phòng đơn giản tình trạng mỡ máu cao đột quỵ. Nếu còn băn khoăn, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của Stella để được tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất!
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào