CELLCHAIN LIPITRIX

Căn bệnh huyết áp cao đang dần rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nếu trước đây cứ nghĩ huyết áp cao chỉ dành cho người già thì giờ đây cao huyết áp đã xảy xảy ra ở cả những  thanh niên khỏe mạnh. Đều đáng để nó là căn bệnh rất nguy hiểm và nó cũng chính là tử thần đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người trên thế giới. Vậy đâu nguyên nhân gây huyết áp cao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay đây, và tìm hiểu cả những biến chứng nguy hiểm mà nó đem lại nữa.

Ở Việt Nam chúng ta cứ trung bình bốn người trưởng thành sẽ có một người bị huyết áp cao, và căn bệnh này hầu như đều không có nguyên nhân rõ ràng. Có tới 90-95% trường hợp người mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân tại sao mình bị bệnh, chỉ có từ 5-10% là hiểu rõ nguyên nhân. Vậy đâu nguyên nhân gây huyết áp cao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay đây, và tìm hiểu cả những biến chứng nguy hiểm mà nó đem lại nữa.

Nguyên nhân gây cao huyết áp cao

Chúng ta luôn thắc mắc rằng vì sao bị huyết áp cao nhưng câu trả lời đó hầu như ít có đáp án. Vì như đã nói trên chí có từ 5-10% bệnh nhân mới biết rõ nguyên nhân mà thôi, khi đã biết rõ nguyên nhân thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Những nguyên nhân chủ yếu đó là:

 

Cảm giác đau đầu khi bị huyết áp thấp.

Cảm bạn bị stress khi bị huyết áp cao.

Do các bệnh lý có từ trước gây ra

Bạn có thể bị cao huyết áp do các căn bệnh bạn mắt từ trước gây ra, nó cũng là một trong số nguyên nhân gây huyết áp cao phổ biến. Các căn bệnh nền có thể gây ra huyết áp cao là:

  • Các bệnh về thận: niệu quản, sỏi thận, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận,…
  • Các bệnh về nội tiết: cường tuyến yên, cường tuyến giáp, u tủy thượng thận,…
  • Các bệnh về mạch máu và tim mạch: hở van tim, hẹp mạch máu,…
  • Do bệnh béo phì: theo nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh béo phì, thừa cân đều có nguy cơ bị huyết áp cao hơn người bình thường.
  • Do các bệnh về tâm lý: khi bạn bị stress, căng thẳng quá độ, sợ sệt,…thì bạn sẽ rất dễ bị tăng huyết áp.

Do thói quen sinh hoạt, lối sống

Cao huyết áp do thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà mọi người rất dễ mắc phải do lối sống thiếu khoa học của chính bản thân mình.

Ăn nhiều muối, ăn mặn là chính là nguyên nhân đầu tiên gây cao huyết áp. Khi nạp một lượng muối lớn và cơ thể sẽ khiến cơ thể tích nước, từ đó là tăng áp lực máu và gây ra cao huyết áp.

Hút thuốc lá, dùng các thức uống có cồn, chất kích thích và gây nghiện khác cũng là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Khi bạn sử dụng chúng thì sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và tăng xơ vữa mạch khiến máu lưu thông bị khó khăn và gây ra cao huyết áp.

Lười vận động cũng có thể gây cao huyết áp. Bởi vì lười vận động sẽ dễ dẫn đến nguy cơ béo phì, thừa cân nặng, nó sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

Do tuổi tác

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Theo như điều tra cho thấy, huyết áp có xu hướng tăng cao ở những người trên 35 tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải bệnh cao huyết áp tăng cao. Nhưng đương nhiên những người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh nên đừng lơ là.

Do di truyền

Bệnh huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu trong gia đình có người thân  đã bị bệnh cao huyết áp thì nguy cơ con cháu cũng bị bệnh cao huyết áp cao hơn người bình thường.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng

Khi bạn sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh cho bản thân thì vô tình chúng cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp. Cao huyết áp có thể được gây ra bởi các loại thuốc chữa trị như: thuốc trị ngạt mũi, thuốc hen suyễn, thuốc tránh thai, thuốc đông y,…

Những biến chứng của huyết áp cao

 

Bị bệnh huyết áp cao có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Bị bệnh huyết áp cao có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Bị bệnh huyết áp cao có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của chúng ta thậm chí là tính mạng. Các biến chứng đó là:

Biến chứng về tim mạch

Nếu huyết áp bị tăng cao lâu ngày sẽ dẫn đến là tổn thương lớp nội mạc của vành mạch. Từ đó các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp sẽ dễ dàng đi đi vào mạch máu sau đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa này bị vỡ thì sẽ hình thành cục huyết khối gây tắc động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim thì sẽ có một số vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được nữa dẫn đến suy tim.

Biến chứng về thận

Huyết áp cao sẽ làm hư màng lọc của thận do nó phải hoạt động quá nhiều. Khi màng lọc bị hư thì bệnh nhân sẽ tiểu ra protein, việc này cứ diễn ra lâu ngày sẽ gây suy thận. Ngoài ra huyết áp cao còn làm hẹp động mạch thận, sẽ tăng nguy cơ bị huyết áp cao hơn và cũng dẫn tới suy thận.

Biến chứng về não

Khi bị bệnh cao huyết áp thì sẽ dẫn đến kéo theo nhiều biến chứng liên quan về não rất nghiêm trọng. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, lúc này người bệnh có thể bị liệt toàn thân, nửa người hoặc thậm chí là tử vong. Không những thế huyết áp cao còn có thể gây nhồi máu não, nhũn não, vì khi huyết áp tăng sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi não, lâu ngày sẽ gây chết 1 vùng não hay còn gọi là nhồi máu não, nhũn não. Ngoài ra huyết áp cao sẽ gây ra thiếu máu não gây ra các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt,…

Biến chứng về mắt

Huyết áp cao sẽ làm tổn thương võng mạc. Nếu có quá trình xơ vữa động mạch thì động mạch sẽ gây sức ép lên tĩnh mạch gây cản trở tuần hoàn làm tổn thương mắt. Không những thế huyết áp cao còn gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác gây gây giảm thị lực, thậm chí là cả  mù mắt.

Biến chứng về mạch ngoại vi

Huyết áp cao sẽ là nguyên nhân sẽ làm phình to động mạch chủ dẫn đến bóc tách, vỡ thành động mạch gây tử vong. Ngoài ra huyết áp cao còn gây hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân.

Biến chứng tiểu đường

Tiểu đường và huyết áp cao là hai căn bệnh riêng biệt nhưng chúng thường đi cùng nhau. Nếu đã mắc cao huyết áp sẽ dẫn tới dễ mắc phải tiểu đường và ngược lại.

Đột quỵ

Nếu bị huyết áp cao mà không hạ hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt sẽ rất dễ gây ra đột quỵ não

Bị cao huyết áp nên làm gì?

 

Chế dộ ăn uống khoa học

Chế dộ ăn uống khoa học và đầy đủ

 

Điều trị bệnh cao huyết áp là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự kiên trì. Bạn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng như lời khuyên của bác sĩ tranh việc ngừng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn và kết hợp với việc giảm cân và tập thể dục đều đặn chinh là một các hữu hiệu để điều trị huyết áp cao.

 

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33