Triệu chứng tăng Cholesterol trong máu nguyên nhân và cách điều trị
Khi cơ thể của chúng ta bị tăng Cholesterol cao quá mức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường được. Bởi vì Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể nên khi nó bị tăng cao sẽ kéo theo nhiều căn bệnh khác. Mắc dù biệt tăng Cholesterol là nguy hiểm nhưng không phải ai cũng biết bảo vệ sức khỏe của mình khỏi việc tăng Cholesterol. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Cholesterol tăng cao trong máu để có thể bảo vệ sức khỏe của mình.
Dấu hiệu, triệu chứng tăng Cholesterol trong máu
Cholesterol là một chất béo xuất hiện ở hầu hết các mô tế bào của cơ quan trong cơ thể vì vậy nó có vai trò đặc biệt với những hoạt động của cơ thể. Để kiểm tra lượng Cholesterol có tăng cao hay không thì chúng ta phải tiến hành xét nghiệm máu hoặc dựa theo chỉ số Cholesterol toàn phần. Khi Cholesterol có chỉ số cao hơn 240 mg/dL hay cao hơn 5,2 mmol/L thì có nghĩa là Cholesterol của bạn đã cao quá giới hạn cho phép.
Tuy nhiên dấu hiệu, triệu chứng của việc tăng Cholesterol trong máu rất khó nhận biết vì nó diễn ra âm thầm và giai đoạn đầu của việc tăng cao Cholesterol gần như không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng. Vì vậy bệnh sẽ gần như được phát hiện ra khi bạn tiến hành các xét nghiệm về máu hoặc mắc phải những căn bệnh do Cholesterol tăng cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp ta vẫn thấy được triệu chứng tăng Cholesterol trong máu nhờ sự tích tụ của Cholesterol trên gân hoặc dưới mi mắt. Và những trường hợp đặc biệt xuất hiện triệu chứng này là do những người bệnh có chỉ số Cholesterol vượt ngưỡng 300 mg/dL.
Do không có triệu chứng tăng Cholesterol trong máu rõ ràng nên chúng ta cần phải biết bảo vệ mình khỏi nó. Nhưng muốn tránh khỏi việc tăng Cholesterol thì chúng ta cần phải biết được nguyên nhân để mà phòng tránh và nguyên nhân của việc tăng Cholesterol sẽ được bật mí ngay phần dưới đây.
Nguyên nhân tăng Cholesterol trong máu
Cholesterol của chúng ta có hai loại là Cholesterol tốt (HDL Cholesterol) và Cholesterol xấu (LDL Cholesterol). Và gan sẽ tạo ra gần 80% lượng Cholesterol trong cơ thể và phần còn lại đến từ lượng thực phẩm mà ta đã nạp vào hằng ngày. Nhưng gan sẽ chỉ sản xuất ra lượng Cholesterol là cơ thể chúng ta cần để duy trì hoạt động, trong khi đó Cholesterol đến từ thực phẩm sẽ làm tăng lượng LDL Cholesterol trong lên và dẫn đến trình trạng tăng Cholesterol trong máu. Và sau đây sẽ là những thực phẩm sẽ góp phần làm tăng LDL Cholesterol trong cơ thể của bạn:
- Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò,…)
- Các sản phẩm có chứa chất béo no, chất béo không tốt như phô mai, sữa, kem, bơ.
- Lòng đỏ trứng
- Các món chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Bơ đậu phộng, bơ cao cao, chocolate,…
- ……
Ngoài ra việc béo phì thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, dùng chất kích thích hay do di truyền cũng chính là những nguyên nhân còn lại gây tăng Cholesterol trong máu. Sau khi biết được nguyên nhân của việc tăng Cholesterol trong máu thì chúng ta sẽ đi tìm cách ngăn ngừa Cholesterol tăng cao.
Cách điều trị tăng Cholesterol trong máu
Để có thể điều trị được Cholesterol tăng thì chúng ta sẽ có ba cách đó là sử dụng thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt và sử dụng các thảo dược, thực phẩm chức năng. Và chúng ta có thể kết hợp các cách điều trị này với nhau tùy thuộc vào trình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng tăng Cholesterol máu
Khi bạn tăng Cholesterol ở ngưỡng quá cao thì việc dùng thuốc để điều trị là bắt buộc. Bạn sẽ được các bác sĩ kê cho đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh tình của mình. Và loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị tăng Cholesterol trong máu là thuốc Statin. Thuốc Statin sẽ hoạt động bằng cách ức chế gan sản sinh ra các Cholesterol. Và bằng cách này nó cũng sẽ gián tiếp làm giảm đi lượng LDL Cholesterol trong máu và sẽ làm tăng HDL Cholesterol, như vậy sẽ giúp ngăn ngừa được việc tăng Cholesterol trong máu.
Thuốc Statin sẽ gồm các loại như: Simvasstatin (Zocor), Rosuvastatin (Crestor), Atorvastatin (Lipitor) và Fluvastatin (Lescol). Ngoài Statin thì còn có một số loại thuốc các cũng làm giảm lượng Cholesterol trong máu như: Niacin, Bile acid resin,….
Khi sử dụng thuốc bạn phải tuân theo đúng với chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần phải uống thuốc đều đặn và tránh ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt để hạn chế triệu chứng tăng Cholesterol máu
Khi bạn thay đổi lại lối sống, sinh hoạt thì nó cũng là một cách giảm Cholesterol máu hữu hiệu. Vì đa phần LDL Cholesterol được sản sinh nhiều do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh gây nên.
Bạn nên hạn chế ăn các chất béo no, bão hòa cũng như thực phẩm nhiều dầu mỡ lại. Bạn cũng nên thay thế thịt đỏ bằng thịt cá, thịt trắng hoặc đạm từ thực vật. Bạn nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường và Carbohydrate.
Bạn nên điều chỉnh lại cân nặng của mình ở mức phù hợp tránh trình trạng thừa cân, béo phì gây tăng Cholesterol. Ngoài ra bạn nên thường xuyên vận động, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể được thoải mái và hạn chế được tình trạng Cholesterol trong máu tăng cao. Bạn cần duy trì việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày và ít nhất là từ 30-45 phút mỗi lần.
Đặc biệt bạn nên dừng ngay việc hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích nguy hiểm khác. Khi bạn sử dụng chúng thì hàm lượng HDL Cholesterol sẽ giảm xuống khiến LDL Cholesterol tăng cao gây ra hiện tượng tăng Cholesterol. Không những thế khi sử dụng những chất nguy hại này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp, làm tổn thương tới các cơ quan quyết định sự sống còn của cơ thể như tim mạch, thận, gan,….
Sử dụng thảo dược và thực phẩm chức năng
Việc sử dụng thảo dược và thực phẩm chức năng để làm giảm Cholesterol thì chưa có chứng cứ rõ ràng vì vậy khi muốn sử dụng chúng bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước tránh dùng lung tung để rồi gây ra hậu quả đáng tiếc.
Đây là một số loại được đề xuất là có khả năng làm giảm Cholesterol như: chất xơ, đậu nành, yến mạch, tỏi, táo,……
Hi vọng sau khi biết được triệu chứng tăng Cholesterol trong máu không hề rõ rệt, khó nhận biết và nguyên nhân cũng như cách chữa trị thì bạn sẽ đề có phương án thích hợp dành cho sức khỏe của mình. Mong bạn biết giữ gìn và trân trọng sức khỏe bản thân.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào