CELLCHAIN LIPITRIX

Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc điều trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng được bác sĩ chỉ định. Vậy đâu là thuốc được kê đơn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

1. 6 thuốc điều trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ

1.1. Thuốc hạ mỡ máu gan Fenofibrat

Fenofibrat

Thuốc Fenofibrat 200mg

Nhóm thuốc: thuốc hạ lipid máu nhóm fibrat.

Liều dùng:

  • Người lớn:
    • Fenofibrat 200mg: 1 viên/ngày.
    • Nếu cholesterol toàn phần trong máu trên 4g/l: tăng liều 300mg/ngày.
    • Duy trì liều ban đầu đến khi nồng độ cholesterol máu về mức bình thường.
  • Trẻ em > 10 tuổi: Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, liều tối đa khuyên dùng một ngày là 5mg/kg.

Liệu trình sử dụng: Duy trì liều sử dụng ban đầu cho đến khi nồng độ cholesterol máu về mức bình thường. Sau đó có thể giảm liều và sử dụng hàng ngày.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: đau nhức cơ, rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy nhẹ, dị ứng, nổi ban.
  • Hiếm gặp: giảm bạch cầu, tăng nguy cơ sỏi mật, liệt dương.

Giá: dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng hộp 200mg, tùy thuộc vào nơi bán.

Đánh giá:

Ưu điểm:

Giá thành rẻ, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam. Liều dùng ít, dễ sử dụng.

Nhược điểm:

Tác dụng không mong muốn thường gặp là tổn thương cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

1.2. Thuốc hạ mỡ máu Gemfibrozil

Gemfibrozil

Thuốc Gemfibrozil 300mg

Nhóm thuốc: hạ lipid máu nhóm fibrat.

Liều dùng:

  • Người lớn: 
    • 600mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
    • Uống trước bữa sáng và bữa tối 30 phút.
    • Ngưng dùng thuốc nếu sau 3 tháng chỉ số lipoprotein huyết thanh không về mức bình thường.
  • Trẻ em: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Liệu trình sử dụng:

  • Dùng hàng ngày.
  • Nếu sau 3 tháng, nồng độ lipoprotein không thay đổi cần phải ngưng sử dụng.

Tác dụng không mong muốn:

  • Các triệu chứng thường gặp như: khó tiêu, đau bụng, nôn, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, phát ban.
  • Triệu chứng ít gặp: trầm cảm, rung nhĩ, đầy hơi, viêm túi mật, mờ mắt, đục thủy tinh thể.

Giá: dao động từ 300.000 – 350.000 đồng, tùy thuộc vào nơi bán và thương hiệu.

Đánh giá:

Ưu điểm:

Tác dụng phụ thường nhẹ.

Nhược điểm:

Hàm lượng cao, dễ quên uống thuốc.

Giá cao, phù hợp cho người cho thu nhập cao.

1.3. Thuốc Atorvastatin

Atorvastatin

Thuốc Atorvastatin 20mg

Nhóm thuốc: hạ lipid máu nhóm statin (ức chế HMG – coA).

Liều dùng:

  • Người lớn: 
    • Khởi đầu: 10mg/lần, mỗi ngày một lần.
    • Duy trì: 10 – 40mg/ngày.
    • Khi cần tăng liều: không được dùng quá 80mg/ngày.
    • Sau 4 tuần có thể xem xét tăng liều theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em:
    • Dùng cho bé từ 10 – 18 tuổi.
    • Khởi đầu: 10mg/ngày.
    • Tăng liều nếu cần thiết, nhưng tối đa chỉ dùng 20mg/ngày.

Liệu trình sử dụng: dùng hàng ngày, có thể giảm liều theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp như: đầy hơi, khó tiêu, viêm mũi họng, đau cơ xương, tăng enzym gan.
  • Hiếm gặp như: bệnh tiêu cơ, viêm gan, suy gan, rụng tóc, hội chứng Stevens – Johnson.

Giá: dao động từ 60.000 – 200.000 đồng, tùy thuộc vào hãng dược phẩm, hàm lượng và nơi bán.

Đánh giá: 

Ưu điểm:

Tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua.

Liều dùng ít, 10 – 40mg/ngày.

Nhược điểm:

Tác dụng phụ ít, nhẹ và thoáng qua.

1.4. Thuốc giảm mỡ máu Rosuvastatin

Rosuvastatin

Thuốc Rosuvastatin STADA 10mg

Nhóm thuốc: thuốc điều trị mỡ máu nhóm statin.

Liều dùng:

  • Người lớn:
    • Khởi đầu: khuyên dùng từ 5 – 10mg/lần, mỗi ngày 1 lần.
    • Nếu cần thiết, xem xét tăng liều sau 4 tuần, sử dụng 20mg/lần/ngày.
    • Khi cần tăng liều tối đa, không được vượt quá 40mg/ngày.
  • Trẻ em: chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả trên trẻ em. Vì vậy, Rosuvastatin không được khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.

Liệu trình sử dụng: sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn:

  • Triệu chứng thường gặp như: hoa mắt, chóng mặt, suy giảm nhận thức, đau đầu, táo bón, đường huyết tăng nhẹ.
  • Ít gặp: các triệu chứng ngoài da như phát ban, nổi mề đay.
  • Triệu chứng hiếm gặp: đau cơ, viêm cơ, tăng enzym gan, protein niệu, nguy cơ tiêu cơ vân.

Giá: dao động từ 120.000 – 200.000 đồng, tùy thuộc vào từng địa điểm bán, hàm lượng và thương hiệu.

Đánh giá:

Ưu điểm:

Dễ nhớ và sử dụng, một ngày 1 lần.

Không phụ thuộc vào thức ăn, có thể uống bất kỳ thời điểm nào.

Nhược điểm:

Giá thành cao, không phù hợp với mức thu nhập của người Việt.

1.5. Thuốc hạ mỡ máu gan Lovastatin

Lovastatin

Thuốc Lovastatin 20mg

Nhóm thuốc: điều trị rối loạn lipid máu thuộc nhóm statin.

Liều dùng:

  • Người lớn:
    • Khởi đầu: 20mg/lần, mỗi ngày 1 lần, vào bữa tối.
    • Duy trì: 10 – 80mg/ngày, có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày
    • Liều tối đa: 80mg/ngày.
  • Bệnh nhân từ 10 – 17 tuổi:
    • Có rối loạn lipid máu có tính di truyền.
    • Ban đầu: 10mg/lần, 1 ngày 1 lần.
    • Liều tối đa: 40mg/ngày.
  • Trẻ em: Chưa có nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả trên đối tượng trước tuổi dậy thì và dưới 10 tuổi.

Liệu trình sử dụng: sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: dị ứng, khó thở, phù mặt, tức ngực, sốt, yếu cơ, tăng đường huyết, buồn nôn, vàng da.
  • Hiến gặp: đau nhức xương khớp, đau đầu, táo bón, dạ dày, các vấn đề về giấc ngủ.

Giá: dao động từ 13.000 – 20.000 đồng, tùy từng nơi bán và hàm lượng.

Đánh giá:

Ưu điểm:

Liều sử dụng ít, dễ dùng.

Giá rẻ, phù hợp với cho cả người có thu nhập thấp.

Nhược điểm:

Tác dụng không mong muốn thường nghiêm trọng.

1.6. Thuốc điều trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ Niacin

Nhóm thuốc: điều trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, niacin được kê kết hợp với các loại thuốc giảm mỡ máu khác để tăng hiệu quả.

Liều dùng:

  • Người lớn:
    • Dạng giải phóng nhanh: 250mg/lần/ngày, tối đa là 6g mỗi ngày.
    • Dạng giải phóng kéo dài: 500mg/ngày, trước khi đi ngủ, tối đa là 1 – 2g mỗi ngày.
  • Trẻ em:
    • 0 – 6 tháng: 2mg/ngày.
    • 6 – 12 tháng: 3mg/ngày.
    • 1 – 4 tuổi: 6mg/ngày.
    • 4 – 9 tuổi: 8mg/ngày.
    • 9 – 14 tuổi: 12mg/ngày.
    • 14 – 18 tuổi: bé trai là 16mg/ngày, bé gái là 14mg/ngày. 

Liệu trình sử dụng: dùng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, thích hợp với bệnh nhân không đáp ứng với statin.

Tác dụng không mong muốn:

  • Triệu chứng phổ biến là ngứa, đỏ mặt, cánh tay, đau đầu.
  • Sử dụng liều cao: loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, tiểu đường.

Giá: dao động từ 300.000 – 700.000 đồng, tùy vào địa điểm bán.

Đánh giá:

Ưu điểm:

Tác dụng phụ nhẹ và nhanh khỏi.

Đối tượng sử dụng rộng, trẻ từ 0 tháng tuổi có thể dùng.

Nhược điểm:

Dùng kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Lipitrix – Giải pháp ổn định mỡ máu cho người mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol máu và nguy cơ máu nhiễm mỡ. Đồng thời, lipitrix giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

Lipitrix là kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi và ThS. Dương Thị Mộng Ngọc cùng các cộng sự tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Lipitrix đã được chứng minh không có độc tính ở liều giới hạn là 100g/kg trọng lượng cơ thể.

Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol máu và nguy cơ xơ vữa động mạch

Lipitrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các phương pháp In vitro và In vivo tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Việt Nam.

Trên đây là thông tin các thuốc điều trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ được bác sĩ chỉ định. Mỗi loại phát huy tác dụng và hiệu quả khác nhau. Đồng thời, giới thiệu đến bạn đọc sản phẩm lipitrix – hỗ trợ giảm cholesterol máu toàn phần, an toàn và đã được chứng minh khoa học.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33