Thuốc giảm mỡ máu triglycerid loại nào tốt và biện pháp kết hợp tăng tác dụng của thuốc
Tình trạng máu nhiễm mỡ với chỉ số triglycerid tăng cao đang ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn? Bạn đang sử dụng thuốc giảm mỡ máu triglycerid máu nhưng chưa nắm rõ được cách sử dụng? Bạn đã biết loại thuốc nào là phù hợp nhất cho mình chưa? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin và chỉ ra cho bạn Top 7 thuốc điều trị mỡ máu tốt nhất và biện pháp kết hợp tăng tác dụng của thuốc.
1. 7 thuốc giảm mỡ máu triglycerid hàng đầu hiện nay
1.1. Thuốc Fenofibrat
Thuốc Fenofibrat 200mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất của acid fibric)
- Liều dùng:
- Người lớn: 200mg/ngày. Có thể tăng liều lên 300mg/ngày trong trường hợp cholesterol máu vẫn cao trên 4g/L sau khi dùng thuốc.
- Trẻ em > 10 tuổi: 5mg/kg/ngày. Cần xác định chính xác căn nguyên của bệnh và kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng thuốc mỗi ngày và liên tục. Nếu không đạt được đáp ứng như mong muốn sau 3 tháng sử dụng thuốc, cân nhắc thay thế hoặc bổ sung thuốc khác.
- Đối tượng dùng: Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, chỉ số cholesterol, triglycerid tăng cao hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
- Nhức mỏi chân tay, đau cơ, đau vai gáy.
- Đau đầu, chóng mặt, loạn nhịp tim.
- Rối loạn tạo máu, thiếu máu, mất bạch cầu hạt.
- Giá: 50.000 đồng – 70.000 đồng, tùy thuộc nơi bán.
- Đánh giá:
1.2. Thuốc giảm mỡ máu triglycerid Gemfibrozil
Thuốc Gemfibrozil 300mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất của acid fibric)
- Liều dùng: 300mg/lần x 2 lần/ngày, dùng thuốc trước bữa ăn 0,5-1h.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng đều đặn hàng ngày. Ngừng và thay thế thuốc khi sau 3 tháng điều trị tình trạng mỡ máu không được cải thiện đáng kể.
- Đối tượng dùng:
- Các trường hợp tăng lipoprotein máu, rối loạn lipid máu.
- Tăng lipoprotein máu có nguy cơ tim mạch (nhồi máu não, đột quỵ, đau thắt ngực).
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài, buồn nôn.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ thể, viêm cơ.
- Sỏi mật.
- Giá: 300.000 đồng – 400.000 đồng, tùy thuộc nơi bán.
- Đánh giá:
1.3. Atovastatin – thuốc giảm mỡ máu triglycerid an toàn
Thuốc Atorvastatin 20mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất statin)
- Liều dùng: Liều khởi đầu 10mg/lần/ngày. Sau 2-4 tuần có thể tăng liều nếu chưa đáp ứng tốt. Liều tối đa có thể dùng 80mg/ngày. Sử dụng thuốc 30 phút trước khi đi ngủ.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể tăng/giảm liều tùy thuộc vào chỉ dẫn tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc.
- Đối tượng dùng:
- Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, các chỉ số như cholesterol, triglycerid tăng cao.
- Người có nguy cơ tai biến mạch vành, xơ cứng thành mạch, nhồi máu cơ tim.
- Tác dụng không mong muốn:
- Suy thận, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
- Đau cơ, viêm cơ, đau khớp, ban da.
- Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược,…
- Giá: 87.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên nén 20 mg.
- Đánh giá:
1.4. Thuốc giảm mỡ máu Rosuvastatin
Thuốc Rosuvastatin 10mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất statin)
- Liều dùng: Liều khởi đầu 5-10mg/lần/ngày. Tăng liều sau mỗi 4 tuần, cho đến khi đáp ứng tốt. Không dùng quá 40mg/lần/ngày. Có thể dùng thuốc vào bất cứ lúc nào trong ngày.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng thuốc đều đặn theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Không tự ý ngừng thuốc.
- Đối tượng dùng:
- Các trường hợp rối loạn lipid máu có cholesterol tăng cao kèm theo triglycerid.
- Người có nguy cơ tai biến mạch vành, xơ cứng mạch do lipid tích tụ, nhồi máu cơ tim.
- Tác dụng không mong muốn:
- Độc với gan.
- Đau cơ, viêm cơ, đau khớp, ban da.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi , đau đầu, mất thăng bằng.
- Giá: 123.000 đồng/hộp x 3 vỉ (mỗi vỉ chứa 10 viên).
- Đánh giá:
1.5. Thuốc Lovastatin
Thuốc Lovastatin 20mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất statin)
- Liều dùng:
- Liều khởi đầu: 20mg/lần/ngày. Đánh giá lại đáp ứng với thuốc sau 4 tuần sử dụng liên tục. Nên dùng thuốc vào bữa tối.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người suy thận: liều khởi đầu 10mg/lần/ngày, liều tối đa 20mg/lần/ngày.
- Phụ nữ mãn kinh có tăng cholesterol máu nhẹ/vừa: dùng 10mg/ngày.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng thuốc hàng ngày, xin ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Cân nhắc hiệu chỉnh liều sau mỗi 4 tuần nếu không đáp ứng tốt. Không tự ý ngừng thuốc.
- Các trường hợp rối loạn lipid máu có cholesterol tăng cao, phối hợp với chế độ ăn giảm lipid.
- Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao như xơ cứng mạch máu, thiếu máu cục bộ não, suy tim,…
- Tác dụng không mong muốn:
- Đau, tiêu cơ vân, viêm cơ, đau khớp, ban da.
- Mất ngủ, cơ thể suy nhược, đau đầu, rối loạn chức năng thần kinh.
- Giá: 15.000 đồng/vỉ x 10 viên nén 20mg.
- Đánh giá:
1.6. Thuốc giảm mỡ máu Fluvastatin
Thuốc Fluvastatin 20mg
- Nhóm thuốc: Thuốc điều chỉnh lipid máu (Dẫn xuất statin)
- Liều dùng:
- Liều khởi đầu 20-40mg/lần/ngày, uống trước khi đi ngủ.
- Liều duy trì: 20-80mg/lần/ngày.
- Liệu trình sử dụng: Đánh giá lại đáp ứng điều trị với thuốc và hiệu chỉnh liều sau mỗi 4 tuần nếu không đáp ứng tốt. Không tự ý ngừng thuốc.
- Đối tượng dùng:
- Người lớn, trẻ em > 9 tuổi mắc rối loạn lipid máu có cholesterol, triglycerid tăng cao, phối hợp với chế độ ăn giảm lipid.
- Người có nguy cơ tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đau, tiêu cơ vân.
- Đau cơ, viêm cơ, đau khớp, ban da.
- Giá: 140.000 đồng/ hộp 3 vỉ , mỗi vỉ 10 viên 20mg.
- Đánh giá:
1.7. Thuốc giảm mỡ máu Niacin
Thuốc Niacin 100mg
- Nhóm thuốc: Điều trị rối loạn Lipid máu.
- Liều dùng:
- Trẻ em: 2-16mg/ ngày, có thể khác nhau giữa các lứa tuổi.
- Người lớn: khoảng 16 – 35mg/ngày. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: 18 mg/ngày.
- Liệu trình sử dụng: Sử dụng liều tăng dần cho đến khi đáp ứng (không vượt quá liều tối đa cho phép – 35mg/ngày). Phù hợp với bệnh nhân không đáp ứng với statin.
- Đối tượng sử dụng: Các trường hợp bị rối loạn Lipid máu, Triglycerid tăng cao.
- Tác dụng không mong muốn:
- Giãn mạch máu ngoại vi, đỏ bừng mặt, chân tay nóng đỏ.
- Gây loét dạ dày – tá tràng, buồn nôn, mệt mỏi
- Làm tăng đường huyết.
- Tổn thương chức năng gan.
- Giá tham khảo: 270.000 đồng/ lọ (mỗi lọ chứa 100 viên nang 100mg).
- Đánh giá:
2. Các biện pháp kết hợp làm tăng hiệu quả của thuốc giảm mỡ máu triglycerid
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị có tác dụng làm giảm mỡ máu triglycerid thì chế độ ăn uống và luyện tập cũng hết sức quan trọng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cần hạn chế tối đa lượng chất béo đưa vào cơ thể, tăng cường ăn các thực phẩm có nhiều protein, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Những thực phẩm nên ăn: Chất xơ và vitamin (rau xanh, giá đỗ, hoa quả, các loại ngũ cốc,…), dầu thực vật, thịt trắng (thịt gà, cá, …), cần uống đủ nước.
- Những thực phẩm nên tránh: các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt lợn,…), gân, da, nội tạng động vật, đồ ngọt, đường, bia, rượu, muối,…
- Thường xuyên vận động, tập thể dục để luyện tập sức bền cho cơ thể, tiêu hao năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu như muồng trâu, ngưu tất, rễ nghệ, bụp giấm, xạ đen, trà xanh,… sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
- Lipitrix là một trong các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ bệnh mỡ máu. Là phức hợp thảo dược, với sự hiệp đồng tác dụng của hoa hòe, lá muồng trâu, thân rễ nghệ và rễ ngưu tất. Lipitrix hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mỡ máu và xơ vữa động mạch.
TPBVSK Cell Chain Lipitrix lọ 60 viên
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn nắm rõ được thông tin của 7 loại thuốc làm giảm mỡ máu triglycerid hiệu quả và biết cách phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý để có một sức khỏe tốt nhất!
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: http://www.lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào