CELLCHAIN LIPITRIX

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, việc NHỊN ĂN trước khi xét nghiệm mỡ máu là điều cần thiết để kết quả xét nghiệm chính xác. Ngoài ra, để quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi nhất, đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Vì sao cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu?

Xét nghiệm mỡ máu giúp xác định các thông số: cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol(LDL-c) , triglycerid, HDL cholesterol (DHL-c). 
Nếu chỉ số LDL cholesterol hay triglycerid tăng cao có thể gây ra biến chứng trên tim mạch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Chỉ số Cholesterol toàn phần không bị ảnh hưởng sau khi ăn. Tuy nhiên, các chỉ số khác: LDL cholesterol hay triglycerid bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, cần phải nhịn đói trước khi xét nghiệm mỡ máu. 

Ngoài ra, sau khi ăn, thức ăn được chuyển hóa, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Do vậy, nồng độ mỡ và đường trong máu tăng cao, kết quả xét nghiệm khi đó sẽ không chính xác.

Như vậy: để xét nghiệm cùng lúc nhiều loại mỡ máu, bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm để kết quả xét nghiệm tất cả các thông số đều được chính xác.

Các chỉ số cần quan tâm sau khi xét nghiệm mỡ máu:

bang-mo-mau

2. Cần nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm mỡ máu?

VIệc xét nghiệm mỡ máu yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm ít nhất là 10-12 tiếng trước khi lấy máu.

Trách sử dụng các loại: sữa, cà phê, thuốc lá, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga ít nhất là 1 ngày trước khi làm xét nghiệm. Đây là những đồ uống ảnh hướng đến chỉ số sinh hóa máu, làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

3. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng khi xét nghiệm mỡ máu?

3.1. Di truyền

Di truyền là yếu tố không thể tránh khỏi dẫn tới tăng cholesterol máu. Bệnh nhân có nguy cơ máu nhiễm mỡ nếu người nhà bệnh nhân là người có mỡ máu ca.

3.2. Tuổi và giới tính

Tuổi và giới tính là hai yếu tố không thể thay đổi được ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu.

  • Nội tiết tố nữ có xu hướng tăng nồng độ HDL do đó, phụ nữ trước mãn kinh có nồng độ HDL cao hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi.
    Tuy nhiên nồng độ cholesterol ở phụ nữ trước mãn kinh lại thấp hơn so với nam giới. 
  • Người trưởng thành và trẻ sơ sinh có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số xét nghiệm mỡ máu, do từ độ tuổi 20, cholesterol máu bắt đầu tăng.
    Do đó, nồng độ cholesterol trong máu ở trẻ nhỏ sẽ thấp hơn so với người trưởng thành và thấp hơn so với người già.

3.3. Chế độ ăn.

Các chỉ số mỡ máu của bệnh nhân bị ảnh hưởng lớn bởi thức ăn. Các thực phẩm ảnh hưởng xấu, làm tăng nồng độ mỡ máu bao gồm: nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, rượu bia, cà phê, phủ tạng động vật,…….

Chế độ ăn hợp lý: 

  • Lượng đạm (thịt bò, thịt lợn, trứng, tôm..) chiếm 12-15%.
  • Chất đường bột( gạo, ngô, mì, ngũ cốc, khoai củ….)  Chiếm từ 60 – 70%.
  • Kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung thêm nhiều vitamin và chất xơ.
  • Lưu ý: không ăn quá 300mg cholesterol, 20g đường trong một ngày.

Chế độ ăn hợp lý cho người mỡ máu cao

Chế độ ăn hợp lý cho người mỡ máu cao

4.4. Thừa cân, béo phì.

Người thừa cân hay béo phì thường dẫn đến tăng nồng độ cholesterol trong máu. Xác định thể trạng béo phì dựa vào chỉ số BMI: 

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2

bmi-mo-mau

BMI trên 25 là béo phì rồi nhé

BMI trên 25 là béo phì rồi nhé

4.5.  Sinh hoạt và tập luyện

Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp,….) góp phần làm tăng HDL và giảm LDL trong máu.

Tập luyện hợp lý là một yếu tố đơn giản nhưng hiệu quả giúp cải thiện mỡ máu.

Tập luyện hợp lý là một yếu tố đơn giản nhưng hiệu quả giúp cải thiện mỡ máu.

4.6. Thuốc lá.

Thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng LDL-c.  Việc hút thuốc lá không những làm ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol trong máu mà còn bị khuyến cáo là có hại rất lớn đến sức khỏe.

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

5. Xét nghiệm mỡ máu cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành xét nghiệm mỡ máu, để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên chuẩn bị những điều sau:

  • Uống đủ nước: Bệnh nhân nên uống đủ 1,5l nước/ngày. Việc này giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp bệnh nhân đỡ đói hơn. Bên cạnh đó, uống nước còn giúp làm giảm lo âu, căng thẳng.
  • Chuẩn bị đồ ăn nhẹ để ăn ngay sau khi làm xét nghiệm: Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh trường hợp cơ thể bị hạ đường huyết do nhịn ăn quá lâu.
  • Tránh hoạt động mạnh trước khi khám: Hoạt động mạnh khiến cơ thể bị mất năng lượng, mệt mỏi. Điều này có thể dẫn đến tụt huyết áp và những phản ứng không tốt cho quá trình xét nghiệm.

Bên cạnh đó, người xét nghiệm mỡ máu cần lưu ý:  

 

  • Nếu lỡ ăn uống trước khi xét nghiệm, cần trao đổi với bác sĩ để có lời khuyên chính xác. 

 

  • Đối với người trên 45 tuổi hoặc những bệnh nhân bị tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch cần làm xét nghiệm thường xuyên, khoảng 6 tháng/ lần để theo dõi lượng mỡ trong máu
  • Người trên 20 tuổi, khuyến cáo nên kiểm tra mỡ máu 5 năm/lần.

Tóm lại, việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu là rất quan trọng do trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu. Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc có nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu hay không, đồng thời, có thêm kiến thức về việc xét nghiệm mỡ máu. 

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33