CELLCHAIN LIPITRIX

Xét nghiệm mỡ máu giúp phát hiện và chẩn đoán tình trạng bệnh. Nhờ vậy, bác sĩ sớm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về quy trình và ý nghĩa các chỉ số của xét nghiệm, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1. Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Xét nghiệm mỡ máu là các xét nghiệm xác định nồng độ các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol trong máu.

Mỡ máu có nhiều thành phần nhưng chủ yếu là cholesterol. Đây là một chất không tan trong nước. Nhờ việc liên kết với chất tan trong nước như lipoprotein mà nó được vận chuyển vào máu. Do vậy, ngoài việc xác định chỉ số cholesterol triglycerid, xét nghiệm mỡ máu còn đo nồng độ LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c).

Xét nghiệm mỡ máu nhằm chẩn đoán và phát hiện nguy cơ rối loạn mỡ máu. Đồng thời, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Xét nghiệm được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Có dấu hiệu nguy cơ hay biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch như: khó thở, đau tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu và mất ý thức.
  • Khi có bệnh tự miễn hoặc viêm mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
  • Những người mắc đái tháo đường, cao huyết áp.
  • Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp, có nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Người hút thuốc lá, rượu bia nhiều.
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Nam giới có rối loạn cương dương.
  • Mắc bệnh động mạch ngoại biên hay xơ vữa động mạch.
  • Người cao tuổi nên đi xét nghiệm mỡ máu.
  • Khi cần tiến hành tầm soát về rối loạn lipid máu và các nguy cơ tim mạch.

Hiện nay, các cơ sở y tế hầu hết đều có thể thực hiện xét nghiệm mỡ máu. Tuy nhiên, bạn nên đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo chính xác và an toàn.

Xét nghiệm mỡ máu giúp phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời

Xét nghiệm mỡ máu giúp phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời

2. Có mấy loại chỉ số xét nghiệm mỡ máu và ý nghĩa

Có 4 chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu bạn cần quan tâm đó là cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Dựa trên những kết quả đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh và nguy cơ biến chứng. 

Xét nghiệm chỉ số cholesterol toàn phần

Đây là xét nghiệm định lượng tổng cholesterol trong cơ thể. Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến nghị, những người từ 20 tuổi trở lên nên xét nghiệm cholesterol toàn phần. Có 3 mức đánh giá:

  • <200 mg/dL (5,1 mmol/L): mức bình thường, nguy cơ bệnh tim mạch rất thấp.
  • 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): người bệnh đang có vấn đề sức khỏe, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Mức ranh giới của bệnh tim mạch và cần theo dõi thường xuyên.
  • >240 mg/dL (6,2 mmol/l): nồng độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.

Chỉ số cholesterol toàn phần giúp đánh giá nguy cơ biến chứng tim mạch

Chỉ số cholesterol toàn phần giúp đánh giá nguy cơ biến chứng tim mạch

Chỉ số triglycerid

Triglycerid là chỉ số giúp đánh giá nguy cơ biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Có 4 mức độ:

  • <150 mg/dL (1,7 mmol/L): bình thường.
  • 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/L): đây là mức ranh giới cao.
  • 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): chỉ số triglycerid cao.
  • >500 mg/dL (>6 mmol/L): triglycerid trong máu rất cao, nguy cơ biến chứng tim mạch lớn.

Chỉ số triglycerid cao làm tăng nguy cơ biến chứng

Chỉ số triglycerid cao làm tăng nguy cơ biến chứng

Chỉ số LDL-cholesterol

LDL là cholesterol xấu, nó gây tình trạng xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Giá trị LDL-cholesterol theo các mức sau:

  • Người trưởng thành:
    • <130 mg/dL (3,3 mmol/L): mức bình thường.
    • 130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L ): giới hạn cao.
    • 160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L ): mức cao.
    • >190 mg/dL (4,9 mmol/L ): chỉ số LDL trong máu rất cao.
  • Ở trẻ em:
    • <110 mg/dL (2,6 mmol/L): là mức bình thường.
    • 110 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L): mức giới hạn cao.
    • >130 mg/dL (>3,3 mmol/L): mức cao.

LDL-cholesterol gây tình trạng xơ vữa động mạch, thậm chí là đột quỵ

LDL-cholesterol gây tình trạng xơ vữa động mạch, thậm chí là đột quỵ

Giá trị chỉ số HDL-cholesterol

HDL-cholesterol là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ thành mạch. Chúng có khả năng vận chuyển cholesterol thừa từ mô, mạch máu, gan để thực hiện quá trình chuyển hóa và thải trừ. Nhờ vậy, bạn tránh được các nguy cơ tim mạch.

Giá trị của chỉ số HDL-cholesterol:

  • Mức bình thường:
    • Nữ: 50 – 59 mg/dL (1,3 – 1,5 mmol/L).
    • Nam: 40 – 50 mg/dL (1,0 – 1,3 mmol/L).
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: <40 mg/dL (<1,0 mmol/L).

HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch

HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu

Thức ăn

Cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh (sản xuất từ gan) và ngoại sinh (hấp thu từ thức ăn). Do vậy, xác định chỉ số cholesterol toàn phần có thể có sai lệch nếu bệnh nhân ăn trước khi xét nghiệm. 

Thức ăn gây ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm

Thức ăn gây ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm

Đối tượng

Tuổi tác và lối sống của người bệnh ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu. Những người nghiện thuốc lá, cao tuổi, huyết áp cao, bệnh tim mạch, đái tháo đường chỉ số cholesterol cao hơn bình thường.

Tuổi và lối sống của mỗi bệnh nhân khiến các chỉ số mỡ máu là khác nhau

Tuổi và lối sống của mỗi bệnh nhân khiến các chỉ số mỡ máu là khác nhau

Một số loại thuốc

Khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc như an thần, tránh thai, chẹn kênh beta, thuốc lợi tiểu, lansoprazol,… đều làm tăng chỉ số cholesterol trong máu.

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu

4. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu

Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu, bạn cần:

  • Nhịn ăn: Để có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh nên nhịn ăn từ 8 – 12 giờ. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích trong vòng 24 giờ. 
  • Uống đủ nước: Uống nước để tránh tình trạng mệt mỏi do phải nhịn ăn. Đồng thời, nước giúp giảm căng thẳng, lo âu trong quá trình xét nghiệm.
  • Lưu ý về thời gian lấy mẫu xét nghiệm: Thời điểm tốt nhất là buổi sáng, vì nồng độ của một số chất sẽ thay đổi thời gian. Chẳng hạn, cortisol cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào chiều và đêm.

Mỡ máu là một bệnh mạn tính và nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc xét nghiệm mỡ máu là điều cần thiết để phát hiện sớm bệnh tình. Người bệnh nên thường xuyên thăm khám để có thể biết được tình trạng và có phương pháp cải thiện tốt nhất.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Điện thoại: 0901 33 76 76

Email: lipitrix@gmail.com

Website: lipitrix.com

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33