CELLCHAIN LIPITRIX

Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm được chỉ định phổ biến với đội tượng người cao tuổi, người huyết áp cao, tiểu đường hay người xơ vữa động mạch. Nhiều người xét nghiệm mỡ máu nhưng chưa hiểu rõ về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu sau khi xét nghiệm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức khoa học về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đó.

y-nghia-chi-so-mo-mau

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

1. Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu có ý nghĩa gì? 

Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm xác định các chỉ số: Triglycerid, Cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, HDL- cholesterol.

1.1. Ý nghĩa chỉ số Triglycerid

Triglyceride là thành phần mỡ máu quan trọng trong cơ thể. Thành phần này được dự trữ trong tế bào gan và tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ chia nồng độ triglyceride trong máu thành 4 mức cao thấp khác nhau như sau:

1-mo-mau

Nguyên nhân chỉ số triglycerid tăng cao:

  • Thói quen: ăn nhiều đường, mỡ, đồ chế biến sẵn; uống nhiều chất kích thích, bia rượu; hút thuốc lá; lười vận động.
  • Do di truyền
  • Do biến chứng của các các bệnh lý khác: bệnh lý trên tim mạch, đái tháo đường,  tăng huyết áp,….

Triglycerid là loại mỡ xấu trong cơ thể, tăng triglycerid có thể dẫn đến: 

  • Nguy cơ về gan nhiễm mỡ, có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.
  • Nguy cơ hẹp tắc động mạch vành,  xơ vữa động mạch, gây đau tim, nhồi máu cơ tim đột quỵ, thậm chí tử vong.  Các nguy cơ biến chứng này cần được lưu ý ở  người có mức triglycerid thường xuyên trên 200 mg/L. 

1.2. Ý nghĩa chỉ số mỡ máu LDL

LDL(Low density lipoprotein cholesterol) có vai trò vận chuyển, cung cấp Cholesterol cho các mô trong cơ thể để đảm bảo hoạt động. Loại mỡ máu này được gọi là “cholesterol xấu”, do khi dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc mạch, dẫn tới những cơn tai biến hay nhồi máu cơ tim. 

Các mức độ của chỉ số này và ý nghĩa của từng mức độ như sau:

2-mo-mau

Nguyên nhân chỉ số LDL tăng cao có thể do:

  • Biến chứng bệnh lý: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch
  • Ăn nhiều thực phẩm là chất béo, thực phẩm làm tăng cholesterol xấu: nội tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…

LDL tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh nhân như:

  • LDL có tỷ trọng thấp, thể tích lớn, khi di chuyển trong hệ tuần hoàn dễ lắng đọng tạo mảng xơ vữa. 
  • Các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị hẹp, dòng máu không lưu thông, dễ gây nguy cơ tắc mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,…

1.3. Ý nghĩa chỉ số mỡ máu HDL

HDL (High Density Lipoprotein Cholesterol) là loại mỡ máu được vận chuyển về gan để đào thải ra ngoài bằng đường mật. Chính vì thế, HDL là loại “cholesterol tốt”, giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch. 

Các mức độ của chỉ số này và ý nghĩa của từng mức độ

Nguyên nhân chỉ số HDL giảm thấp:

  • Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống nhiều chất béo, hút thuốc lá thường xuyên
  • Biến chứng bệnh lý: Đái tháo đường, bệnh lý về gan thận
  • Di truyền: cũng là nguyên nhân không thể tránh khỏi khiến mức HDL giảm thấp.

HDL cholesterol giảm sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các mảng xơ vữa, gia tăng các bệnh lý tim mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…..

1.4. Ý nghĩa chỉ số cholesterol toàn phần

Cholesterol toàn phần là chỉ số được sử dụng đến đánh giá toàn bộ lượng mỡ trong cơ thể. 

Chỉ số định lượng cholesterol toàn phần được tính bằng công thức: nồng độ HDL + nồng độ LDL + 20% nồng độ triglyceride. 

  • Các mức độ cholesterol toàn phần:

3-mo-mau

Nguyên nhân chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao:

  • Chế độ ăn uống, lối sống của bệnh nhân không lành mạnh
  • Thường xảy ra với người trên 50 tuổi, trong đó tỉ lệ nữa tăng cholesterol cao hơn nam

Tăng cholesterol làm tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường, từ đó cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác trên tim mạch, giảm chất lượng cuộc sống.

2. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì kết luận là mỡ máu cao?

Bệnh nhân được kết luận là bị máu nhiễm mỡ khi  1 trong 3 chỉ số LDL cholesterol, triglycerid, và cholesterol toàn phần cao hơn mức cho phép.

Bệnh nhân có chỉ số mỡ trong máu cao, trong thời gian lâu dài, sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các bệnh lý thường gặp khi rối loạn mỡ máu là: đái tháo đường, viêm tụy, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, suy giảm chức năng gan, đau tê chân tay.

 Phân loại rối loạn lipid máu theo hệ thống Fredrickson:

4-mo-mau

Trong đó:

+: mức độ từ nhẹ đến vừa phải

++: mức độ từ vừa phải đến cao hay trầm trọng.

Type IIa: Được gọi là tăng cholesterol đơn thuần.

Type IIb được gọi là tăng cholesterol dạng hỗn hợp

Type IV: được gọi là tăng Triglycerid đơn thuần.

Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu theo kiểu IIb và IV là chủ yếu.

mo-mau-cao

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, gây hiểu sai ý nghĩa.

Việc xét nghiệm mỡ máu là cần thiết nhưng không tránh khỏi các yếu tố dẫn đến những sai lầm trong kết quả xét nghiệm. Để tránh kết quả xét nghiệm không chính xác, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên ăn trước khi xét nghiệm ít nhất 10-12 giờ, nên đi xét nghiệm vào buổi sáng, sau khi thức ăn đã bị tiêu hóa hết vào buổi đêm.
  • Trách uống rượu bia, nước ngọt, chất kích thích, cafe trong 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Lượng cholesterol mùa đông có thể cao hơn mùa hè đến 8%.
  • Các bệnh lý: béo phì,  tăng huyết áp, đái tháo đường,…. đều là những nguyên nhân dẫn đến lượng mỡ trong máu cao hơn bình thường. 

Nếu bệnh nhân được kết luận  máu nhiễm mỡ thì cần phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn. Chỉ số mỡ máu cao và duy trì trong thời gian dài là mối nguy hại cho tính mạng của người bệnh, vì vậy, cần lưu ý để làm giảm chỉ số mỡ máu của bản thân, duy trì chỉ số mỡ máu ở ngưỡng an toàn.

Nếu cần tư vấn thêm về ý nghĩa chỉ số xét nghiệm mỡ máu, xin vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
090 138 22 33